Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Tham nhũng và đá bóng

Ðá bóng thối nát 

Ngô Nhân Dụng  
Trên thế giới nhiều người đang đánh cá xem đội banh nào sẽ thắng giải bóng tròn Âu Châu năm nay. Những nước được nêu tên nhiều nhất là Ðức, Nga, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha. Người Việt và người Trung Hoa thường tham gia cá độ hăng hái nhất.

Ông Tạ Á Long là quan chức cao cấp nhất trong ngành bóng đang phải hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng

Nhân mấy hôm nay ai cũng chăm chú theo dõi các trận đá bóng ở Châu Âu mà quên coi những tin tức khác, tòa án ở Trung Quốc đã đem hai cán bộ cao cấp lãnh đạo ngành bóng đá Trung Quốc ra xử tù.
Bản án được công bố tại các thành phố trong tỉnh Liao NingLiêu Ninh phía Ðông Bắc, chứ không xử tại BeiJingBắc Kinh, cho nên dân mải coi đá bóng, không mấy ai quan tâm. Vì đây là một mối “quốc sỉ,” nhục nhã cho cả nước, theo báo chí bên Trung Quốc!

Hai người mới bị án từng lãnh đạo ngành đá bóng Trung Quốc là Nan Yong (Nam Dong) và Xie Yalong(Tạ Á Long ), và một thủ quân của đội tuyển quốc gia, mỗi người lãnh mười năm tù rưỡi hôm Thứ Năm vừa qua. Nan Yong nối nghiệp Xie Yalong làm chủ tịch “Trung Quốc Túc Cầu hiệp hội siêu cấp liên trại” là liên hội đá bóng hạng nhất của Trung Quốc, cả hai bị tố cáo đã ăn hối lộ. Riêng đồng chí Nan Yong còn bị phạt một triệu 500 ngàn đồng nguyên, tương đương với 235,000 đô la Mỹ. 

Xie Yalong thì bị tịch thu tài sản; tất cả các món tiền hối lộ đã nuốt rồi cũng phải nhả ra, tổng cộng trị giá 900,000 đồng nguyên. Nhưng khi ra tòa ông họ Xie Tạ phản cung; nói những bản thú tội ông đã ký trước đây là do ông bị ép buộc phải ký, sau khi bị tra tấn! Không biết có ai tra tấn không mà năm ngoái ông Xie Yalong lên đài truyền hình trung ương khai ra rằng năm 2006 ông đã được hối lộ 200,000 đồng nguyên để “bố trí” cho đội tuyển Shan DongSơn Ðông thắng giải vô địch “Trung Siêu.” Hồi cuối năm ngoái, một giáo sư luật hình sự ở Ðại Học An Ninh đã tiên đoán hai ông Nan Xie chắc sẽ bị kết án tử hình để làm gương; nay chỉ bị tù là quá nhẹ!

Nhưng không phải chỉ có hai người trên phạm tội ăn hối lộ; mà tội của họ cũng không phải chỉ là tội tham nhũng không thôi.

Cuối năm 2011, một loạt các quan chức và trọng tài, cầu thủ nổi tiếng, tổng cộng 60 người đã bị đưa ra tòa. Các vụ xử đều diễn ra ở các thành phố nhỏ nằm ở phía Ðông Bắc nước Tàu. Một người nổi bật là Yang Yimin (Dương Ích Dân), ông thú tội kể từ khi làm quan chức đá bóng, năm 1995, ông đã nhận được “quà biếu” trị giá lên tới 12 triệu đồng nguyên (gần 2 triệu đô la Mỹ)! Một trọng tài nổi tiếng là Lu Jun(Lộc Quân), đã từng được mô tả là “cây còi vàng”, cho biết đã có lần được hối lộ 800,000 Mỹ kim để cho một đội thắng trong trận tranh giải quốc tế. Những vụ xử tham nhũng trong nghề đá bóng kể trên đều không cho công chúng và nhà báo tham dự, người ta chỉ biết tin qua thông tấn xã của đảng Cộng sản!

Nhưng dân hâm mộ bóng tròn trong cả nước Trung Hoa kết tội cả bè lũ cán bộ lãnh đạo “túc cầu” là đã phá hoại tất cả ngành thể thao phổ thông nhất này; chưa kể là phá hoại cả tinh thần, đạo đức trong giới thanh niên muốn bước vào các ngành thể dục thể thao!

Giới hâm mộ túc cầu đồn đãi với nhau rằng ông Xi Jin Ping Tập Cận Bình, chủ tịch tương lai của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã tỏ ý muốn trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông các cầu thủ Trung Quốc phải mang về một cái giải túc cầu quốc tế, dù nhỏ hay lớn. Nhưng đó là một tham vọng quá lớn. Những dự án như đóng hàng không mẫu hạm, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người lên mặt trăng, vân vân, có vẻ dễ thực hiện đúng ngày đúng tháng. Còn thắng giải túc cầu quốc tế? Hơi khó đấy!

Hội Túc Cầu Trung Quốc đã thành lập từ năm 1924, thời Guo Min Dang Quốc Dân Ðảng cai trị nước Tàu. Năm 1931 hội này được gia nhập tổng hội đá banh thế giới FIFA. Nhưng gần đây, đội đá banh Trung Quốc chỉ được vào đấu Giải Thế Giới (World Cup) một lần, năm 2002. Và trong năm đó họ bị loại ngay vòng đầu, đấu ba trận thua cả ba! Một kỷ lục khác của họ là trong ba trận đấu đó các cầu thủ Trung Quốc không thèm đá một bàn nào khuôn thành đối thủ cả!

Có phải người Trung Quốc thể lực yếu ớt? Hay là dân chúng không thích thể thao? Không phải. Các lực sĩ của họ chiếm nhiều huy chương nhất trong Thế Vận Hội 2008 ở  BeiJing ! Khán giả các đài ti vi đều theo dõi những trận đá banh không kể đêm ngày, không khác gì dân Mỹ coi bóng bầu dục hay bóng chày. Vậy tại sao ngành bóng đá ở Trung Quốc thảm hại như vậy?

Lý do chính là các tổ chức đá bóng toàn quốc ở Trung Quốc đầy tham nhũng, nói chung là cái gì cũng mua được, có tiền là đổi trắng thay đen, một vài bàn bóng đá thắng hay bại cũng đâu có gì là khó! Mà nạn tham nhũng sinh sôi nẩy nở là vì các quan chức trông coi ngành đá bóng đều phải do Ðảng chỉ định. Ðảng chọn người chỉ huy không cần biết đến khả năng hay đạo đức mà chỉ chú trọng đến lòng trung thành đối với cấp trên. Trong việc hành chánh, kinh tế vẫn như vậy, có lý do nào bảo ngành đá bóng không theo quy tắc đó?

Các quan chức lãnh đạo các đội banh và các trọng tài không chịu trách nhiệm với các đội banh (trên nguyên tắc các đội banh đều nằm trong tay chính quyền các cấp hay các địa phương tỉnh, thành phố, vân vân). Các cán bộ này cũng không lo báo chí soi mói tìm hiểu, không lo bị dân ghiền đá banh chỉ trích hay phản đối. Họ chỉ cần được Ðảng tín nhiệm! Vì thế, cái gì cũng có thể bán được nếu có người muốn mua! Tất cả các cầu thủ, trọng tài, cho đến chủ nhân các đội banh đều có thể đi mua hoặc bị người khác mua chuộc. Ai mua? Nhiều nhất là những người đánh cá độ. Tất nhiên các cầu thủ cũng được mua, giám đốc các đội banh không những bán độ mà còn bán cả cái chân cầu thủ! Một cầu thủ muốn được đưa vào hàng ngũ “đội quốc gia” cũng phải hối lộ cho các quan, khoảng 110,000 đồng nguyên (tương đương 15,500 đô la) mỗi người. Có cầu thủ được hối lộ đã “vô tình” đá banh vào ngay lưới của đội mình! Cùng trong nền văn hóa tham nhũng đó, chủ nhân đội cầu của Thành Ðô đã đút tiền cho chủ nhân một đội khác để họ chịu đá lấy thua! Nhưng nhờ thế mà đội Cheng Du Thành Ðô được xếp vào hàng ngũ Trung Siêu Liên Trại để tiền đánh cá lên cao hơn!

Ðá banh chỉ thể hiện nền văn hóa tham nhũng tràn ngập trong xã hội. Dân Trung Quốc đã quen nghe tin các món đồ chơi cho trẻ em chứa nhiều chì quá làm hại sức khỏe, cho tới chuyện hãng sản xuất sữa Tam Lộc chứa chất độc làm chế mấy em bé. Dân chỉ còn biết riễu cợt: “Sữa Tam Lộc, độc quyền cung cấp cho Ðội tuyển Bóng đá Trung Quốc!” Cả hệ thống tham nhũng đó được đảng Cộng sản bảo vệ, che đậy, có gì thì đem “xử lý nội bộ” còn công chúng không ai được ngó tới!

Từ khi có phong trào bài trừ tham nhũng trong ngành đá bóng, đã có những đội đặt ra các quy tắc mới, thí dụ chỉ cho các cầu thủ biết mình có được dự vào trận đấu hay không trong một buổi trước trận đấu. Các cầu thủ cũng được lệnh khi đã được dự đấu thì không được dùng điện thoại di động nữa!

Cuối cùng, nguồn gốc gây ra tham nhũng, trong bóng đá cũng như trong toàn thể xã hội Trung Quốc là do một chế độ độc tài, tập trung quyền hành, không chấp nhận minh bạch, công khai. Những người nắm quyền đều có một băng đảng độc quyền lãnh đạo chỉ định; không ai chịu trách nhiệm trước công chúng. Trong xã hội không ai được bàn chuyện các quan chức làm ăn, ai hé miệng sẽ bị trừng trị!

Nghề trọng tài hái ra tiền, vì công “xếp đặt ai thua ai thắng.” Một trọng tài ra tòa vì tội ăn tiền đã thú nhận rằng chỉ có một lần ông từ chối không nhận tiền để làm cho một đội thắng trận đá. Lý do vì trước đó quan trên trong Hội Túc Cầu đã bảo ông hãy thiên vị cho đội bên kia thắng! Một trọng tài Zhang Jianqiang(Trương Kiến Cường ) khai đã kiếm được 2.6 triệu nguyên (hơn 400 ngàn Mỹ kim) để xếp đặt kết quả các trận đấu. 

Trọng tài Lục Quân từng bắt trận bóng tại Nam Hàn năm 2002

Ông kể có lần đội Thượng Hải đem biếu ông 700 ngàn nguyên, ông chia một nửa với ông Lu Jun(Lộc Quân) Lu Jun , người Trung Quốc đầu tiên được làm trọng tài World Cup, kể rằng ông được hối lộ tới 800,000 đô la cho một trận quốc tế. Một quan chức túc cầu, ông Yang Yimin (Dương Ích Dân) thú nhận đã được biếu quà cáp và tiền mặt trị giá 12 triệu nguyên (1.89 triệu Mỹ kim) kể từ khi ông gia nhập hàng ngũ lãnh đạo túc cầu từ năm 1995!

Có cách nào để ngành đá banh Trung Quốc thoát khỏi nạn tham nhũng, hối lộ hay không? Lần đầu tiên họ bị điều tra là năm 2007, vì cảnh sát Singapore yêu cầu công an Trung Quốc, sau khi khám phá có “bán độ” trong một trận cầu ở Singapore! Ðến lượt báo chí bên Anh loan tin các trận đấu “giao hữu” giữa đội banh Shēn zhèn Thẩm Quyến với Manchester United năm 2007 ( Shēn zhèn thua 6-0) và trận Shang Hai Thượng Hải với Sydney ( Shang Hai thắng) năm 2003, cả hai đều bị bán độ.

Với tình trạng tham nhũng như trên, các phụ huynh người Trung Hoa không muốn cho con đá banh nữa. Từ năm 1990 đến 2000, nước Tầu có khoảng 600,000 trẻ tham dự các đội banh chính thức. Trong 5 năm tiếp theo, con số xuống chỉ còn 180,000 thanh thiếu niên. Và vào năm 2012 các quan chức CFA ước tính còn độ 100,000.

Tình trạng túc cầu cho chúng ta hình dung được những ngành sinh hoạt khác ở Trung Quốc như thế nào. Liệu một quốc gia sống trong không khí thối nát như vậy có tương lai hay không? Họ có thể dùng hối lộ đi mua chính quyền các nước chậm tiến để khai thác rừng, biển, quặng mỏ của người ta. Nhưng họ làm sao trở thành một quốc gia mẫu mực cho các nước khác noi theo; để dậy dỗ cho Cộng sản Việt Nam về “mô hình phát triển kiểu Trung Quốc;” như họ mới họp ở Hạ Long cùng với các nhà lý luận và cán bộ tuyên giáo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=150453&zoneid=7

Nhân vật mi
Nan Yong (Nam Dong)từng lãnh đạo ngành đá bóng Trung Quốc

Xie Yalong(Tạ Á Long )từng lãnh đạo ngành đá bóng Trung Quốc

Yang Yimin (Dương Ích Dân),quan chức đá bóng

Lu Jun(Lộc Quân) một trọng tài nổi tiếng, “cây còi vàng”
Zhang Jianqiang(Trương Kiến Cường )một trọng tài 

Bản đối chiếu PINYIN-HÁN VIỆT

Lời Đề Nghị

Chính sách xâm lăng của Trung cộng không còn là một đe dọa mà đang gặm nhấm đất nước chúng ta trên nhiều bình diện, đó là lý do chúng ta cần theo dõi những thông tin về Trung Quốc và sinh hoạt chính trị của họ liên hệ tới Việt Nam để lưu trữ trong trang mạng này. Rất mong được quý bạn tiếp tay gửi về cho chúng tôi khi đọc được các tài liệu liên hệ .

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động đồng bào từ bỏ một thói quen vừa phản ánh tình trạng lệ thuộc Tàu, vừa giới hạn việc theo dõi các tài liệu báo chí thế giới viết về Trung Quốc, đó là thói quen phiên dịch tên Người và Địa Danh của Tàu theo âm Việt Nam thay vì dùng theo cách phát âm của họ.

 Để vận động cho thói quen mới này, mệnh danh là “Lời Kêu Gọi 17 Tháng 2”, cần có nỗ lực rộng rãi và kiên trì. Nếu quý vị và các bạn sẵn lòng cùng chung sức với chúng tôi, xin vui lòng tiếp tay phổ biến các tài liệu này và liên lạc với chúng tôi về địa chỉ email: 
hoangcodinh@jps.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét