Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Trung Quốc: Quan chức đảng tận dụng dân báo... khi bị bịt miệng

‎"Càng lúc càng nhiều người nhận ra: Dân chủ mới là lời giải lâu dài và toàn diện cho đất nước. Cả các quan chức lần đầu tiên bị bịt miệng và phải nhập làng dân báo cũng bắt đầu thấy ra điều đó." Ngô Văn

Làng dân báo muôn năm!!!!

Trung Quốc: Quan chức đảng tận dụng dân báo... khi bị bịt miệng 

Sau khi ông Bao Xi Lai (Bạc Hy Lai), Ủy viên bộ Chính Trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức thì hầu như tất cả mọi trang mạng của cánh ủng hộ ông trong đảng Cộng sản Trung quốc như mạng Điểu Hữu Chi Hương (Utopia), Mao Ze Dong (Mao Trạch Đông) Kỳ Sí, v.v.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Cuộc tranh giành quyền lực tại Trung Quốc


Nguyễn Bảo Tư – Tổng hợp

Trong khi đang tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước láng giềng, giới chop bu nhà nước Trung Hoa Cộng Sản (Trung Cộng) còn triệt hạ lẫn nhau để tranh giành quyền lãnh đạo tối cao. Bài viết này tổng hợp các diễn tiến đã và đang xảy ra của cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Trung Cộng. Các thông tin trong bài được trích dẫn từ nhiều bài khác nhau của báo The Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên Thời Báo- vietdaikynguyen.com) và xắp xếp lại theo trình tự thời gian của các sự kiện.

Khi  Wang Lijun (
Vương Lập Quân) – cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh chạy trốn tới Lãnh sự quán Mỹ tại Chengdu [ Thành Đô  - DCVOnline] vào hôm 06/02/2012, và Bo Xilai (Bạc Hy Lai) – Bí thư thành ủy Chongqing [ Trùng Khánh - DCVOnline] truy đuổi Vương Lập Quân bằng 70 xe cảnh sát và xe bọc thép, thì những dấu hiệu đầu tiên của cuộc đấu đá giành quyền lực xảy ra trong những cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Ít nhãn hiệu Trung Quốc trở thành cái tên quen thuộc ở nước ngoài


Hình minh họa
Các công ty Trung Quốc đang mở rộng tầm với trên toàn cầu để mua công nghệ nước ngoài, nhân tài quản lý và thậm chí ngày càng nhiều những nhãn hiệu quốc tế.

Vì sao các hãng Trung Quốc không thể tự xây dựng thương hiệu ở nước ngoài mà lại phải hoạt động trong lốt các nhãn hiệu toàn cầu?
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ riêng trong tháng Giêng năm nay, đầu tư hải ngoại của Trung Quốc là gần 4.4 tỉ đôla, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

“TỪ ĐIỂN NHÂN DANH, ĐỊA DANH & TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC”


ĐIỂM SÁCH
“Từ Điển Nhân Danh, Địa Danh & Tác Phẩm Văn Học Nghệ Thuật Trung Quốc”
Tác giả: Bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh
(Cựu Giáo Sư Chu Văn An, Hà Nội)
Tác giả tự xuất bản, tháng 7 năm 2000
718 trang, ấn phí: 30 Mỹ kim
Điện thoại liên lạc: 281-879-1620

Đàm Trung Pháp 

Trong các sách vở, báo chí Anh Mỹ ngày nay viết về Trung Quốc, các tên người, tên đất, tên thời đại, tên tác phẩm văn học, vân vân, thường được viết bằng mẫu tự La Mã, ghi theo lối phát âm Quan Thoại. Ba lối viết được nhiều người biết đến là Yale, Wade-Giles, và Pinyin. Trong khoảng hai chục năm nay lối viết Pinyin (“phanh âm”) là lối phổ cập hơn cả và cũng được dùng rất nhiều trong các tài liệu dạy tiếng Quan Thoại cho người phương Tây. Pinyin đã thay thế Wade-Giles, nhưng lối viết Wade-Giles vẫn còn được thấy trong những tài liệu xuất bản trước năm 1979. Một điều thiếu nhất quán của Wade-Giles là đôi khi nó phản ảnh lối phát âm Quảng Đông (thay vì Quan Thoại) cho các địa danh. Và lối viết Yale người ta chỉ còn thấy dùng trong các tài liệu giáo khoa về Hoa ngữ do Đại Học Yale chủ trương.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Giới nghiên cứu Trung Quốc: Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông

Trọng Nghĩa (RFI) - Theo một công trình nghiên cứu vừa được Mỹ công bố, chính giới nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông không thể đứng vững. 

Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối cãi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước tòa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này. Trong một công trình nghiên cứu vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường như trên, đó là vì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy rằng lập luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc tế.