Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Trung Quốc: Sữa gây ung thư do nấm mốc từ thức ăn gia súc



PN - Hãng sữa lớn nhất Trung Quốc (TQ) Mãnh Ngưu - Mengniu (Tứ Xuyên) đang nghiêng ngả sau khi Tổng cục Kiểm dịch, kiểm định và giám sát chất lượng TQ công bố sữa của hãng này và tập đoàn Trường Phú (Phúc Kiến) chứa độc tố gây ung thư aflatoxin M1 vượt quá mức cho phép nhiều lần.




Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Nhầm có chủ trương

Posted on

Biếm họa PHO (danlambao)
. Bookmark the permalink.

34 Responses to Nhầm có chủ trương


Lê dủ Chân says:
Hay cho mấy chữ "sai sót kỷ thuật"," nhầm lẩn"
Đúng là một bọn láo lường vô liêm sĩ.
Nhân dân bây giờ ở thế kỉ 21 chứ không phải như 50, 60 năm về trước, càng giở trò lươn lẹo thì càng lòi bộ mặt dơ bẩn của kẻ bán nước cầu vinh. Lầm rồi bộ chính trị đảng csvn ơi, đi chết đi.

Góp ý với anh Trương Duy Nhất







Tôi thấy anh Nhất đăng bài này trên trang nhà của anh là rất bậy. Ít nhất cho thấy anh cũng chia sẻ với nội dung của bài viết. Vì tôn trọng anh, tôi thấy mình cần có đôi lời góp ý.
http://truongduynhat.vn/?p=4765
 
1/Không thể so sánh giữa VN và Thái Lan trong việc tiếp đón ông Tập. 

Thái là nước quân chủ lập hiến, không có các chức vụ chủ tịch hay phó chủ tịch nước như VN và TQ. Ở Thái, bên hành pháp, nhà vua đứng đầu nước (nhưng không có thực quyền, chỉ là biểu tượng). Kế đến là thủ tướng. 
Tùy theo nội các, có lúc bộ ngoại giao quan trọng hơn bộ quốc phòng, có lúc ngược lại. Mọi quyền hành hầu như tập trung vào tay thủ tướng. Theo qui cách lễ tân quốc gia, người ta đón tiếp nhau với tư cách ngang nhau về vai vế.  
Ở Thái, việc tiếp đón tầm nguyên thủ quốc gia, phần nhiều do hoàng gia phụ trách. Nhưng nhà vua hiện nay vì lý do sức khỏe, mọi việc hầu như « bán cái » cho thủ tướng.
Việc tiếp đón ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch nước TQ, sẽ không đặt ra vấn đề vai vế ở VN. Tại đây có chức vụ tương đương, bà Nguyễn Thị Doan là phó chủ tịch nước. 
Nhưng ở Thái thì không có chức tương đương. Nhà vua không thể hạ thân để đón tiếp họ Tập. Cũng không thể bôi mặt ông Tập bằng việc cho bộ ngoại giao phụ trách. Trong trường hợp này chỉ có thủ tướng tiếp đón là đúng qui cách.
Ở VN, sau khi bà Doan tiếp đón, họ Tập được ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Hùng… đón tiếp. Tức là đầy đủ bộ sậu chóp bu lãnh đạo của VN. Điều này nói lên tầm quan trọng của ông Tập Cận Bình ở VN. Trong khi ở Thái, ông Tập không được « cả nhà » tiếp đón như vậy.

Đưa hai bức hình bà Doan tiếp ông Tập với thủ tướng Thái đón ông Tập, sau đó ngầm so sánh cao thấp, quan trọng hay ít quan trọng giữa hai tấm hình, tôi thấy không có ý nghĩa. 

Điều này cho thấy trước hết tác giả không biết (hay ít biết) về thể chế chính trị của Thái, sau đó cho thấy sự bào chữa vụng về của tác giả về sự sai sót không thể không khiển trách của bộ ngoại giao VN (trong « sự cố » cờ sáu sao).

2/ Việc đón ông Tập với lá cờ không đúng qui cách có thể là một « sự cố » ngoại giao quan trọng. 

Mọi người nghĩ sao nếu Hoa Kỳ hay nước nào đó, tiếp đón lãnh đạo VN bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ ? 

Trong nghi lễ ngoại giao giữa các nước, đôi lúc có những trục trặc kỹ thuật như việc treo cờ ngược, hát không đúng quốc ca… Nguyên nhân do việc người phụ trách không rành việc. Điều này xảy ra mọi người chỉ cười huề, vì « sự cố » đến từ việc sơ ý, không có ý đồ chính trị.

Nhưng việc sử dụng cờ 6 sao cho buổi tiếp đón họ Tập ở VN vừa qua cho thấy không phải là một « sự cố » kỷ thuật, đến từ sự sơ ý, như treo cờ ngược. Đây là một hành vi có chủ ý. Lá cờ 6 sao không thể tự nhiên mà có, nếu không có người in ấn nó ra, phân phối cho mọi người sử dụng nó, như đã thấy trong buổi tiếp đón họ Tập. Trong quá trình « vẩy cờ », có rất nhiều chặn để những người có trách nhiệm phát hiện các sai sót kỷ thuật, sửa đổi lại hình thức lá cờ. 

Việc sử dụng lá cờ 6 sao do đó không phải là rủi ro kỷ thuật. Việc tiếp đón ông Tập xảy ra rất suông sẻ, khách vui vẻ (cho mượn 300 triệu đô la) mà chủ nhà cũng hả hê (vì được mượn tiền), do đó không có sự « trục trặc » ngoại giao nào. Nhưng sự hiện diện của lá cờ 6 sao là một toan tính chính trị. 

3/ Ý nghĩa chính trị của lá cờ 6 sao. Cờ 5 sao của TQ có ý nghĩa rõ rệt : ngôi sao lớn trong góc là tượng trung cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại biểu tượng cho 4 dân tộc : Mãn, Tạng, Hồi, Mông (là các dân tộc lớn đã bị tộc Hán đồng hóa và chiếm lấn đất đai).
Tác giả bài này nghĩ sao, nếu việc xảy ra ngược lại, dân TQ tiếp đón nguyên thủ VN bằng lá cờ 6 sao y như vậy ?

Chắc nhắn đây là một « sự cố » ngoại giao ghê gớm, có thể đưa đến việc gián đoạn giao hảo hai bên. Làm như vậy rõ ràng TQ đã hạ nhục VN, đưa VN xuống thành một dân tộc ngang hàng với các dân tộc Mãn, Tạng, Hồi, Mông. Tức đưa VN vào hàng thuộc quốc của TQ.
Nhưng việc sử dụng cờ 6 sao đã xảy ra ở VN. Ông Tập Cận Bình ra chiều vui vẻ về việc này. Báo chí, dư luận TQ cũng hỉ hả về việc này. Mọi người đều hiểu ý nghĩa chính trị của nó. Chỉ có tác giả bài viết liên hệ trên blog của anh Nhất là không biết. 

Ai đã chủ mưu in ấn và đưa lá cờ này đi tiếp đón ông Tập Cận Bình ?

4/ Ai có tinh thần nhược tiểu ?
Tôi nghĩ những người VN cầm viết phản đối việc này, có thể họ bài Hoa, nhưng chắc chắn họ không có mặc cảm nhược tiểu như tác giả đã nói.
Tác giả nhận định rằng VN là một mắc xích quan trọng trong khu vực, « nếu không làm vừa lòng VN, con đường vươn ra biển lớn của TQ sẽ khốn đốn ».
Tác giả trách mọi người sao không chịu nghĩ ngôi sao lớn trong lá cờ 6 sao đó là VN !
Tác giả nên biết là « trọng lượng » về kinh tế của VN không hơn khu vực kinh tế  Thẩm Quyến của TQ. Tức không bằng một tỉnh của TQ.
Và con đường ra « biển lớn » của TQ không hề do VN làm cho « khốn đốn ». TQ có « khốn đốn » hay không là do phản ứng các nước chung quanh cũng như HK, Nhật… chứ không hề do VN. Nhưng sử dụng chữ « khốn đốn » ở đây có vấn đề. Khốn đốn tức là chật vật trong khó khăn, khó giải quyến vấn đề nào đó. TQ chưa thấy có điều gì « khốn đốn ».
Dám nói VN là « ngôi sao lớn » là cách nói con ếch to bằng con bò. Thật chưa hề thấy lối lý luận nào phi logic đến như vậy.
Nhưng không phải vì « là con ếch » mà VN lại hèn mọn, hạ mình như một thuộc quốc của TQ ! Vấn đề của VN, muốn tự vệ trước sự bành trướng hung hãn của TQ, phải khéo léo sử dụng các thế lực đối kháng  với TQ, cũng như biết nương theo « chiến lược biển xanh » của TQ, để tự bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc.
5/ Góp ý với anh Nhất như vậy. Có thể anh có cách « nhìn khác ». Bài Hoa hay « phò » Hoa thái quá đều là các thái độ không phù hợp. Bài viết trên blog anh Nhất  lộ liễu thái độ « phò » Hoa một cách lố bịch. Đáng trách là tác giả còn lên mặt « dạy dỗ » những người phản đối là «  tâm thế nhược tiểu khốn nạn ».  Thực ra tác giả viết bài đó mới có tâm lý « nhược tiểu khốn nạn » chứ không phải là những người phản đối.

Vài hàng góp ý với anh Nhất.

http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=837

Bất động sản châu Á bắt đầu làn sóng ‘xì hơi’?


Cập nhật lúc :2:05 PM, 25/12/2011
 
(ĐVO) Thị trường bất động sản châu Á từ Bắc Kinh, Hong Kong đến Singapore, Sydney đều chứng kiến tình trạng lao dốc trầm trọng.

Mất giá trên toàn khu vực

Theo tờ Wall Street Journal, giá nhà đất đang trên đà suy giảm ở nhiều nơi tại châu Á, kết thúc chuỗi thời gian gần ba năm liên tục địa ốc tăng giá ở khu vực này.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Yueh Nan – 2029

Chủ tịch Quân ủy TW Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Sáng mai thức dậy lếch thếch ra đầu ngõ. Rừng cờ đỏ sao vàng, nửa quen nửa lạ [2].
Sáng mai thức dậy làm người xa lạ. Lưỡi cứng tiếng đầu đời, tiếng mẹ ru một thời.
Sáng mai thức dậy kết thúc đại hội Đảng vùng tự trị. Wen Zhong Zhi được bổ nhiệm Toàn quyền Yueh Nan.
Sáng mai thức dậy vực người với hồi tưởng năm xưa. Việt Nam, 2011.
VietSoul:21
T/g gửi tới  TTHN
-
Sáng mai thức dậy mơ thấy hòa bình [1]. Vẫn còn nhớ mang máng câu này không biết ở đâu.
Sáng mai thức dậy đứa cháu nói gì không hiểu. Khi hỏi nó chỉ tròn xue mắt, lắc đầu nguầy nguậy.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ VN


Người dân Bắc Hàn than khóc cho ông Kim Jong-il

Tin lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il qua đời thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân và chính giới Việt Nam.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Kinh tế Trung Quốc Bị Suy Thoái?

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vi phạm các luật lệ thương mại và yêu cầu Bắc Kinh hành động một cách có trách nhiệm đối với kinh tế toàn cầu. 

Phát biểu lạ đời của hai học giả về đường lưỡi bò


TS. Lê văn Út ( Phần Lan)

Vừa qua, có một hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.
Trong hội thảo này, có hai báo cáo đáng lưu ý:
Trong [Tô-Nhậm], Tô Hạo và Nhậm Viễn Giả phán: “Biển Nam Trung Hoa là vùng biển đã phát hiện và khai phá bởi người Trung Quốc cổ đại, và đã được Chính phủ Trung Quốc quản lí một cách có hiệu quả. So với các nước láng giềng, Trung Quốc có nhiều bằng chứng lịch sử để chứng tỏ chủ quyền của mình đối với Biển Nam Trung Hoa và hầu hết các đảo trong khu vực này.”
GS. Stein Tønnesson, trong [Tønnesson], lại cho biết: “Ý tưởng bành trướng mà Trung Quốc dùng để đòi yêu sách đối với tất cả vùng biển thuộc hình chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò – chú giải của tôi) không nên bị xem là sai. Vấn đề gây tranh cãi được tiếp diễn bởi Trung Quốc trong việc mở rộng yêu sách đối với vùng đặc quyền trên biển của họ không nhất thiết phải bị hiểu như là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thực hiện một yêu sách điên rồ hay vô căn cứ. Vấn đề này có thể được hiểu rằng đường lưỡi bò có nghĩa Trung Quốc chỉ yêu sách đối với các đảo trong đó, và rằng các vùng đặc quyền trên biển có thể được hình thành từ các đường cơ sở quanh các đảo đó.”
Với những tuyên bố của Tô Hạo và Nhậm Viễn Giả tại một hội thảo ở Việt Nam như vậy thì thật là lố bịch. Bằng chứng của Trung Quốc, theo ngài Tô Hạo, đang có là những gì? Nếu có bằng chứng chắc chắn thì cới gì Trung Quốc lại thực hiện những hành động phi nhân tính trên vùng biển thuộc đặc quyền của Việt Nam trong thời gian qua?
Còn ông Stein Tønnesson! Tôi cũng không hiểu sao ông lại “nói thay” cho Trung Quốc như vậy. Trung Quốc bịa ra đường lưỡi bò và dùng nó với ý đồ thôn tín Biển Đông và tất cả các đảo trong đó. Tại sao ông Tønnesson cho rằng yêu sách của Trung Quốc là “có lí”. Hay là ông này chưa biết hết hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây?
Hy vọng những người Việt Nam có quan tâm về Biển Đông nên có những phản biện xác đáng đối với giọng điệu kỳ lạ của các vị học giả này.
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
url 2: https://levanut.wordpress.com
http://levanut.wordpress.com/2011/11/18/phat-bi%E1%BB%83u-l%E1%BA%A1-d%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-hai-h%E1%BB%8Dc-gi%E1%BA%A3-v%E1%BB%81-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo/

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Tương lai của Việt Nam và TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

Posted on 12/11/2011

Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long
Thể chế chính trị tại Việt Nam là một thể chế chuyên chính, Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố công khai trên toàn thế giới và toàn dân đều biết rõ. Liên tục nắm chính quyền bắt đầu tại miền Bắc và cả nước Việt Nam (sau 1975) trong suốt thời gian gần 60 năm từ 1954 đến nay (1954-2011), Đảng Cộng Sản Việt Nam do đó phải chịu trách nhiệm về việc đã đưa đất nước vào tình trạng nghèo đói, thua kém các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Dữ kiện thực tế trước kia và hiện nay đã chứng minh rõ ràng điều này.
Thể chế chuyên chính này đã gây ra nhiều đau thương mất mát cho đại đa số người dân – trước và sau khi đất nước được thống nhất, làm trì trệ sự phát triển mọi mặt của đất nước: kinh tế, xã hội, và nhất là con người về cả mặt tinh thần lẫn thể xác, cụ thể là từ 1975 đến nay. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thừa nhận những lỗi lầm nghiêm trọng này là do chính họ gây ra. Chính lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước toàn dân.
Quyền điều hành đất nước tập trung vào bộ chính trị của đảng, lãnh đạo bởi ông Tổng Bí Thư, rồi đến ban chấp hành trung ương đảng. Vì không chấp nhận đối lập nên những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối chánh sách cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam không được kịp thời nhận biết hay thay đổi, hoặc họ cố tình làm ngơ trước khuyến cáo của các khoa học gia trong và ngoài nước về sự thiệt hại nghiêm trọng khó lường cho môi sinh và phi kinh tế của dự án có tầm vóc quốc gia, gây hệ lụy sâu xa và lâu dài cho cả nước, như dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên chẳng hạn. Do sự việc đảng viên được hưởng nhiều đặc ân, đặc quyền và được đảng bao che bảo vệ nên lãnh đạo chánh quyền từ thấp đến cao lạm quyền, độc đoán, ngang tàng, hống hách và nhũng lạm. Ỷ vào quyền lực tuyệt đối của đảng, thành phần quan chức chánh quyền trở thành giai cấp thống trị; thay vì tôn trọng dân, thì đảng viên xem người dân như tôi tớ, là lớp người thấp nhất trong thang cấp ưu tiên của đảng. Cán bộ quan chức càng ngày càng trở nên lạm quyền, tham lam, sẵn sàng gán ghép người dân tội danh phản động (theo điều khoản79 và 88 của luật hình sự phản dân chủ) để bỏ tù khi họ chỉ đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hay bày tỏ quan điểm cá nhân trong ôn hòa.
Trước sự chuyển mình có tình cách dứt khoát về sự đoạn tuyệt thể chế xã hội chủ nghĩa của các nước cộng sản kỳ cựu tại Âu Châu vào cuối thập niên 80, thay vì học hỏi kinh nghiệm của Nga và các nước Đông Âu, Việt Nam lại chọn con đường “đổi mới” gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo khuôn mẫu của Trung Quốc. Tuy phương cách nửa vời này có làm cho đời sống kinh tế của dân chúng cải tiến hơn so với thời kỳ bao cấp vô cùng nghèo đói, nhưng lại tạo ra nhiều tệ nạn cả trong guồng máy đảng nhà nước và ngoài xã hội, như dịch tham nhũng vô phương cứu chữa, lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên của đất nước cả về vật chất lẫn con người, và tạo ra một tầng lớp một giai cấp chủ nhân mới được đảng và nhà nước bảo vệ. Sự kết hợp giữa quan chức nhà nước lợi dụng quyền thế cho lợi ích cá nhân và bè phái đã và đang lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế của cả nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước về mọi mặt. Sau hơn 20 năm “đổi mới”, nền kinh tế của đất nước vẫn còn lạc hậu so với các nước trong vùng Đông Nam Á. Liên tục trong nhiều năm qua, mỗi năm ba triệu người Việt sinh sống tại nước ngoài đã phải chia sẻ và tiếp sức cho 90 triệu dân trong nước với hơn 300 ngàn tỷ Đồng (15 tỷ Đôla, chính thức và không chính thức), tương đương 1/7 tổng sản lượng của cả nước. Trước viễn cảnh siêu lạm phát về kinh tế, yếu kém về cả ngoại giao lẫn quốc phòng và tuy bị Trung Quốc lấn ép khinh thường, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục làm đồng chí thân thiết của Trung Quốc, mặc dầu trên đất liền và nhất là ngoải Biển Đông, Trung Quốc liên tục lấn chiếm, cướp phá tàu thuyền và giết hại ngư dân khi họ đi làm ăn trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Gần đây, cao trào dân chủ trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Bắc Phi và Trung Đông đang diễn tiến nhanh chóng. Các chế độ độc tài, quân chủ độc đoán hay dưới bất cứ hình thức nào đã phải hoặc đang thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, thực sự tự do dân chủ đa đảng trước đòi hỏi chính đáng của dân chúng. Gần hơn, tại Đông Nam Á, chính quyền độc tài quân phiệt khét tiếng tại Miến Điện cũng đã chính thức đoạn tuyệt với chế độ độc tài chuyên quyền, trao lại tự do dân chủ cho dân theo một phương cách ôn hòa và ổn định. Trong tình hình rất nghiêm trọng của đất nước trước nạn ngoại xâm và tình trạng càng ngày tệ hại và sự tồi tệ trong việc quản lý kinh tế, tài nguyên, an sinh của đại đa số dân chúng, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường với hai cách lựa chọn duy nhất:
1. Hoặc là cứ khư khư giử lấy thế độc quyền chuyên chính chỉ dành riêng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị Việt Nam. 

2. Hoặc chính Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có hùng tâm tự mình đứng ra làm một cuộc cách mạng “tự giải phóng” để nhanh chóng tạo sự đoàn kết và cùng toàn dân trong ngoài nước, không phân biệt quan điểm chính trị, đưa Việt Nam hòa nhập cùng cộng đồng thế giới tiến bộ, thực sự tự do dân chủ. 
Giải pháp số 1 trước mắt là tiếp tục của sự thất bại về mọi mặt mà toàn dân cả nước đã, đang gánh chịu và lại sẽ phải tiếp tục gánh chịu, kèm theo nguy cơ bị bá quyền Trung Quốc xâm lấn. Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn phương cách nào khác để lựa chọn ngoại trừ giải pháp thứ 2, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam thực sự yêu nước, sẳn sàng hy sinh quyền lợi riêng tư của đảng vì tương lai của đất nước, dân tộc và vì chính lợi ích lâu dài của Đảng Cộng Sản. Mọi đảng viên phải chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân trước mắt, từ bỏ thế độc quyền chuyên chế, nhanh chóng hòa nhập với trào lưu tiến bộ của thế giới.
Muốn làm như vậy, chính thành phần lãnh đạo nồng cốt của đảng cộng sản Việt Nam, bộ phận lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam phải đi tiên phong, có trách nhiệm trước đảng của họ, làm cuộc cách mạng “tự giải phóng” Đảng Cộng Sản Việt Nam, khai phóng các tầng lớp đảng viên thoát khỏi các tư tưởng ảo huyền cực đoan lạc hậu, chấp nhận khác biệt và đối xử những người khác chinh kiến trong tinh thần tôn trọng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chính là người có trách nhiệm trước đảng cộng sản và người có quyền hành cao nhất phải nhanh chóng quyết định hướng đi cho toàn thể đảng viên của đảng. Ông có trách nhiệm trước nhân dân, trước tổ quốc, trước lịch sử. Quyết định của ông sẽ đưa Việt Nam vươn lên cùng thế giới hay tiếp tục kìm hãm đất nước trong nghèo hèn lạc hậu, bị ngoại bang lũng đoạn và tiếp tục đưa đất nước vào con đường suy vong lệ thuộc bọn bá quyền đại Hán.
Thay mặt Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhanh chóng đưa ra quyết định lịch sử, chính thức công bố trước toàn dân:
1. Trả tự do tức khắc và không điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến đang bị giam giử hay quản thúc. (Đây là việc làm rất cần thiết trong tiến trình nhanh chóng cởi mở và tạo đoàn kết giữa các nhóm khác biệt về quan điểm chính trị.)
2. Chấp nhận đa đảng, tôn trọng phát huy và bảo vệ đối lập chính trị, quyền bình đẳng giữa các đảng phái trong trọng trách điều hành đất nước. 

3. Chấp nhận quyết định của toàn dân về quyền điều hành đất nước qua các cuộc trực tiếp phổ thông bầu cử. 

4. Lực lượng công an, an ninh trở về nhiệm vụ thuần túy là bảo vệ trị an, an toàn cho toàn dân. Lực lượng công an an ninh không còn là một công cụ phục vụ cho một thế lực hay bất cử một đảng phái nào để đàn áp dân chúng chỉ vì họ bất đồng chính kiến với đảng đang cầm quyền. 

5. Lực lượng quân đội là chuyên nghiệp không trực thuộc một đảng phái nào, chỉ có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm. 

6. Chấp nhận soạn thảo một bản hiến pháp nước Việt Nam mới với sự tham gia của toàn dân để đặt nền tảng: 
  • phát huy dân chủ đa đảng, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích phối hợp sự đa dạng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, 
  • tách rời cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thành ba hệ thống độc lập để bảo đảm dân chủ, tự do và nhân quyền của mọi người dân Việt, tránh chuyên quyền, 
  • bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhân lực tài lực và tài năng của mọi người dân Việt Nam 
  • bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. 
Làm được việc này, cùng với các tổ chức khác, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có một chỗ đứng tương xứng trong một nước Việt mới mà toàn dân có đầy đủ quyền tự do dân chủ thực sự.
Ngày mai sẽ bắt đầu một chuổi ngày hội lớn trên cả nước nếu hôm nay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố chính thức và công khai những điều nêu trên trước toàn dân Việt trong ngoài nước.
Lúc này hơn lúc nào hết, Đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải hy sinh các đặc quyền, chấp nhận chia sẻ quyền điều hành đất nước. Đây là một hành động hy sinh rất nhỏ so với những hy sinh và thiệt thòi của toàn dân trong nhiều thập niên qua.
Miến Điện làm được thì Việt Nam phải làm được và làm tốt hơn. 
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm thôi, và phải làm nhanh. 
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải làm thôi, và phải làm nhanh. 
Được như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có một chỗ đứng trong sử sách của Việt Nam và toàn dân Việt sẽ được thắng lợi.
Ngày 11 tháng 11 năm 2011 
Người Việt quan tâm: 
Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long 

Bữa ăn toàn sắn của người dân tộc Rục (Quảng Bình) được ghi lại vào tháng 10/2011. Cứ ngở là những người Việt từ thời kỳ sơ khai.
Bà cụ bán rau độ nhựt tại Thủ Đô Hà Nội, năm 2011. Các em học sinh tại bản Ôn phải lội qua suối đến trường, năm 2011.
Con của đại gia Hà Nội khoe dàn xe triệu Đô, năm 2011. “Doanh gia” Việt chơi máy bay riêng trị giá 7 triệu Đô, 2011
Miến Điện trên con đường tự do dân chủ: Lãnh đạo đối lập, bà San Suu Kyi đến dự diễn đàn tăng trưởng xanh và kinh tế xanh tại Rangoon, ngày 04/11/2011

Sự kết thúc của Phố Người Hoa

Bonnie Tsui

Tháng 9/2011
Có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đồng nghĩa với sự kết thúc của một trong những cộng đồng đã được ghi nhận nhiều nhất ở nước Mỹ?
Là một nhà quản lý của một trung tâm việc làm Phố Người Hoa trên đường Kearny ở San Francisco, Winnie Yu đã chứng kiến những khách hàng thuộc tầng lớp lao động đến và đi. Hầu hết họ đều có những yếu tố làm nên câu chuyện thành công của một người nhập cư Mỹ gốc Hoa, chẳng hạn như Shen Ming Fa. Shen, năm nay 39 tuổi, đã chuyển tới San Francisco cùng với gia đình anh vào mùa thu năm ngoái, với ý nghĩ cô con gái 9 tuổi của anh sẽ có được tương lai nói tiếng Anh. Điểm dừng chân đầu tiên của Shen là Phố Người Hoa, nơi anh tìm thấy một cộng đồng, với sự giúp đỡ về công việc và các vấn đề nhập cư. Nhưng gần đây, Yu đã thấy có sự thay đổi; thay vì kéo đến, các khách hàng của anh lại ra đi, để theo đuổi điều mà có thể được gọi là giấc mơ Trung Quốc.
“Giờ đây, Giấc mơ Mỹ đã vỡ tan”, Shen kể với tôi vào một buổi tối ở trung tâm việc làm, trong khi các ngón tay anh gõ liên hồi xuống mặt bàn. Shen nói chủ yếu bằng tiếng quan thoại, và Yu giúp tôi thông dịch. Shen gần như bị thất nghiệp, anh làm bất cứ công việc bán thời gian nào có thể tìm được. Hồi còn ở Trung Quốc, anh hành nghề bác sĩ thú y và làm tại một ngôi trường về văn hóa Trung Hoa truyền thống. ”Ở Trung Quốc, mọi người sống dễ chịu hơn: trong một ngôi nhà lớn, có một công việc tốt. Cuộc sống ở đó rõ ràng là tốt hơn“. Shen giơ ngón tay điểm một số trường hợp mà anh biết đã trở về nước kể từ khi anh tới Mỹ. Khi tôi hỏi anh có nghĩ đến việc trở về Trung Quốc hay không, Shen liếc nhìn con gái đang ngồi gần, sau đó nhìn thẳng vào mắt tôi. Anh nói, một cách thận trọng: “Con gái tôi đang phát triển tốt. Nhưng ngày nào tôi cũng nghĩ về điều đó“.
Trong những năm gần đây có rất nhiều câu chuyện về “những con rùa biển” Trung Quốc, những người được đào tạo ở nước ngoài và trở về Trung Quốc theo tiếng gọi của những chế độ đãi ngộ mà chính phủ nước này đưa ra, trong đó có hỗ trợ tài chính và nhà ở, thưởng tiền mặt và cắt giảm thuế. Năm 2008, Shi Yigong, một nhà sinh học phân tử tại Princeton, đã từ chối một khoản tài trợ nghiên cứu quý giá 10 triệu USD để trở về Trung Quốc làm chủ nhiệm ban khoa học đời sống của trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. “Những người nghiên cứu sau tiến sĩ đang nhận được những lời đề nghị hấp dẫn”, Robert H. Austin, một giáo sư vật lý ở Princeton, nói.
Tuy nhiên, những người lao động không có chuyên môn giờ đây cũng trở về. Tình trạng thiếu hụt lao động ở Trung Quốc đã dẫn tới không chỉ mức lương cao hơn mà còn thêm nhiều lựa chọn ở nơi họ có thể làm việc. Viện Chính sách Nhập cư, một nhóm nghiên cứu có trụ sở ở Washington, D.C., đã đăng tải một báo cáo về nhân khẩu học Trung Quốc đến năm 2030, trong đó nói, nghĩ việc di cư như một sự dịch chuyển chỉ có một hướng là sai lầm: thực ra các dòng dịch chuyển này năng động hơn nhiều. “Di cư, theo cách mà chúng ta hiểu ở Mỹ là, người ta kéo đến, ở lại và qua đời ở đất nước chúng ta. Nhưng trên thực tế chưa bao giờ xảy ra như vậy“, trích lời ông Demetrios Papademetriou, giám đốc Viện nói trên. “Về mặt lịch sử, hơn 50% số người tới đây vào nửa đầu của thế kỷ 20 đã rời đi. Vào nửa sau của thế kỷ, dòng người di cư trở về giảm xuống còn 25-30%. Nhưng ngày nay, khi chúng ta nói về Trung Quốc, những gì bạn chứng kiến thật sự là ngày càng nhiều người trở về… Điều này có thể vẫn là một dòng chảy nhỏ giọt, về mặt dữ liệu của chúng tôi có thể nắm bắt điều đó, luôn có một khoảng thời gian đôi năm tụt lại phía sau, nhưng với sự kết hợp của các điều kiện lao động tồi tệ ở Mỹ, và các điều kiện được duy trì hoặc tốt hơn ở Trung Quốc, số người trở về quê hương sẽ tăng cao“.
Trong 5 năm qua, số người nhập cư Trung Quốc tới Mỹ trên đà giảm, từ đỉnh điểm 87.307 người năm 2006 xuống 70.863 người năm 2010. Bởi vì các Phố Người Hoa là nơi người nhập cư thuộc tầng lớp lao động xưa nay vẫn tập trung để nhờ giúp đỡ, sự lớn mạnh của Trung Quốc – và sự giảm bớt các dòng người nhập cư – rồi đây sẽ đảm bảo cho sự suy vong của các Phố Người Hoa.
Các Phố Người Hoa nhỏ hơn đang tàn dần theo năm tháng, chẳng hạn như ở Washington, D.C., nơi Phố Người Hoa giảm còn một vài tòa nhà có chiếc cổng chào được trang trí công phu và sự hiện diện chủ yếu là các chuỗi tiệm như Starbucks và Hooters, với các bảng hiệu bằng tiếng Trung. Nhưng hiện các Phố Người Hoa ở San Francisco và New York đang dần thưa người, ít cư dân hơn và thiên về dịch vụ hơn. Khi các kết quả sơ bộ của cuộc điều tra dân số Mỹ năm 2010 được công bố hồi tháng 3, cho thấy sự tụt giảm ở các khu vực chủ chốt của Phố Người Hoa ở San Francisco. Ở Manhattan, điều tra dân số cho thấy, sự suy giảm về dân số ở Phố Người Hoa lần đầu tiên trong ký ức gần đây – gần 9% tổng cộng, và dân số châu Á giảm 14%.
Làn sóng di cư khỏi Phố Người Hoa diễn ra một phần do tầng lớp lao động đang tách ra khỏi cộng đồng truyền thống này và hướng tới các “cộng đồng dân thiểu số”; sự phát triển tiếp tục đẩy các cư dân ra khỏi khu vực của họ và hòa vào các cộng đồng khác, các cộng đồng thứ yếu như Flushing, Queens, ở New York. Tuy nhiên, dòng người di cư cần các mạng lưới mà Phố Người Hoa cung cấp cũng đang giảm bớt. Đặc biệt, số phần trăm người New York gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài đã giảm khoảng 75% năm 2000 còn 69% năm 2009.
Các Phố Người Hoa gần như đã suy vong một lần trước đây, vào nửa đầu của thế kỷ 20, khi các hành động ngăn chặn khác nhau đã hạn chế người nhập cư. Philip Choy, một sử gia và kiến trúc sư về hưu, lớn lên tại Phố Người Hoa ở San Francisco đã chứng kiến dân số nhập cư Hoa kiều của khu này đang được thay thế bởi các thế hệ mới của người Mỹ gốc Hoa. “Phố Người Hoa có thể biến mất nếu nó không vì các chính sách nhập cư thay đổi”, ông cho biết gần đây. Chỉ sau khi Đạo luật Nhập cư và Nhập tịch 1965 dỡ bỏ các chỉ tiêu mới thì người Trung Quốc mới phục hồi được các Phố Người Hoa trên khắp cả nước, đặc biệt là các cộng đồng ở New York, San Francisco, và Los Angeles.
Tất nhiên, kể từ những ngày Đổ Xô Đi Tìm Vàng, người Hoa luôn nghĩ họ sẽ trở về Trung Quốc sau khi kiếm được vận may ở nơi khác. Và như Papademetriou nói với tôi, điều gì xảy ra trước kia thường xảy ra lần nữa. Chỉ lúc này, vận may mới có thể được tìm thấy tại quê nhà.
Sự dịch chuyển này báo trước sự mất đi của một nơi từng không thể thiếu đối với người Mỹ gốc Hoa, mà Victor Nee và Brett de Bary Nee, trong cuốn sách Longtime Californ năm 1973 của họ, đã chỉ ra rằng “gần như tất cả những người Trung Quốc sống ở San Francisco đều có điều gì đó liên quan tới Phố Người Hoa“. Hai năm trước, khi tôi đi thực tế để viết cuốn sách về các Phố Người Hoa – một kiểu thư tình gửi tới khu dân cư đã đón nhận gia đình tôi khi chúng tôi đến Mỹ lần đầu tiên – tương lai của những cộng đồng này còn là một câu hỏi để mở. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển, các Phố Người Hoa sẽ không còn lý do để tồn tại, như những cảng tiếp nhận sống còn dành cho người nhập cư thuộc tầng lớp lao động. Những người lao động đó sẽ có những thứ tốt đẹp để làm hơn là tới Mỹ.
Ảnh:  David Leventi
Tác giả: Bonnie Tsui là tác giả cuốn American Chinatown: A People’s History of Five Neighborhoods.
Trúc An dịch từ ATLANTIC MAGAZINE
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

TQ tuần tra vũ trang sông Mekong

Trung Quốc mời lãnh đạo Lào, Thái Lan và Miến Điện đến hội nghị Bắc Kinh để bàn về 'an toàn vận tải đường sông' trong khu vực
Trung Quốc công bố sẽ cho thuyền có vũ trang tuần trang trên sông Mekong để bảo vệ tuyến đường thủy này sau vụ 13 thủy thủ đoàn của họ bị giết tháng trước.
Tờ Nhân dân Nhật báo bản tiếng Hoa trên mạng hôm 8/11 cho hay chính phủ Trung Quốc đã "mua năm chiếc thuyền" và sẽ trang bị vũ khí cho cả năm để tuần tra trên sông Mekong.
Vụ giết người để lấy thuyền chuyên chở ma tuý khiến Trung Quốc yêu cầu chính quyền các nước Đông Nam Á trong vùng Tam Giác Vàng phải giải trình.
Trưa cùng ngày 8/11, BBC Tiếng Trung tìm cách liên lạc để tìm hiểu thêm chi tiết về vụ 'tàu tuần tra' với các cơ quan quản lý giao thông đường thủy ở Vân Nam nhưng chưa được.
Tuy thế, có nhiều khả năng đây chỉ là bước triển khai của một quyết định từ cuối tháng 10.
Hôm 31/10 vừa qua, các lãnh đạo bốn nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Miến Điện đã họp để quyết định về 'an toàn vận tải đường sông' trong khu vực.
Hội nghị tại Bắc Kinh đã chứng kiến ông Mạnh Kiến Trụ, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, cùng Phó Thủ tướng Thái, Kowit Wattana; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit và Bộ trưởng Nội vụ Miến Điện, Ko Ko bàn về các biện pháp an ninh cho vùng sông Mekong.
Chấn động dư luận
Vụ 13 thành viên hai tàu hàng Trung Quốc bị tấn công hôm 5/10 ở vùng Tam Giác Vàng nằm ở biên giới ba nước Thái Lan, Lào và Miến Điện đã gây chấn động dư luận.
Theo Reuters, với tinh thần dân tộc lên cao tại Trung Quốc, vụ giết người đã khiến chính quyền phải phản ứng mạnh để đảm bảo an ninh cho công dân họ khi làm ăn ở nước ngoài.
Thân nhân thủy thủ đoàn Trung Quốc bị giết trong vụ việc trên dòng Mekong hôm đầu tháng 10
Nhưng chuyện Trung Quốc cử tàu thuyền có vũ trang đi tuần trong vùng lại khiến dư luận các nước Asean chú ý.
Theo BBC Miến Điện tại London, đây là chủ đề dư luận tại Miến Điện (Myanmar) hết sức chú ý.
Vẫn Reuters trích báo Trung Quốc cho hay một quan chức quản lý đường thủy của Trung Quốc được trích lời nói các tàu này sẽ "tuần tra các điểm trọng yếu dọc sông Mekong, bảo vệ cho mọi tàu thuyền đi lại hợp pháp từ Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan".
Sông Mekong dài 4900 km từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á và là đường biên dài giữa Miến Điện với Lào rồi Lào và Thái Lan.
Năm 2001, bốn nước đã ký thỏa thuận quản lý vận tải đường thủy trên sông.
Trong vụ giết cả 13 người, gồm cả hai phụ nữ nấu bếp trên hai tàu Trung Quốc, các nạn nhân bị giết và ném xuống sông hoặc bị trói chân, bịt miệng rồi đẩy xuống nước.
Xác họ trôi dòng và nổi lên ở đoạn thuộc Thái Lan.
Sau đó, chín quân nhân Thái Lan đã bị bắt vì liên quan.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111108_china_patrol_mekong.shtml

Trung quốc : 3 anh em nhà nông tự thiêu phản đối tịch thu ruộng đất


Một nông dân trên cánh đồng tỉnh Chiết Giang. Ruộng đất là tài sản quý nhất của người nông dân nghèo Trung Quốc.
Một nông dân trên cánh đồng tỉnh Chiết Giang. Ruộng đất là tài sản quý nhất của người nông dân nghèo Trung Quốc.
Reuters

Tú Anh
Vụ việc xảy ra ở tỉnh Hà Bắc vào ngày 3/11/2011. Chính quyền huyện Vĩnh Niên sử dụng khoảng 300 « côn đồ » trang bị xe ủi đất và gậy gộc chiếm đoạt bất hợp pháp một cánh đồng lúa mì của nông dân. Phẫn uất, ba anh em nhà nông tẩm xăng tự thiêu. Ba anh em được đưa vào bệnh viện. Một trong ba người ở trong tình trạng trầm trọng.

Trong bản tin hôm nay 08/11/2011, hãng tin công giáo Á Châu Asia News cho biết vào ngày 3/11/2011, chính quyền huyện Vĩnh Niên, nơi có khu công nghiệp của tỉnh Hà Bắc, đã gởi một lực lượng 300 người và xe ủi đất giải tỏa 400 mẫu ruộng của nông dân. Chính quyền địa phương xác nhận có ba anh em nhà nông tẩm xăng tự thiêu để phản đối . Cả ba được đưa vào bệnh viện trong tình trạng phỏng nặng. Thương tích một trong ba nạn nhân rất nghiêm trọng.
Một dân làng thuật lại là chính quyền đã gởi 300 « côn đồ » võ trang côn sắt và xe ủi đất tấn công dân làng. Đám côn đồ này do chính quyền thuê mướn. Người dân chống cự lại bằng gậy gộc và đánh trả lại cán bộ chính quyền làm nhiều người bị thương.
Sau cuộc xung đột, để phản đối thái độ dùng vũ lực đàn áp dân của chính quyền sở tại, ba anh em nhà họ Bạch đã tự thiêu . Dân làng phải dùng đất bùn dập lửa cứu cấp và đưa các nạn nhân vào bệnh viện. Hai công an chứng kiến tại hiện trường bỏ mặc nạn nhân cho dân làng lo liệu. Trong khi đó thì gia đình của ba anh em họ Bạch bị chính quyền đặt trong tình trạng quản chế.
Nhân chứng cho biết thêm những người bị lấy đất cảm thấy tương lai vô định. Chính quyền lấy đất của dân một cách ngang nhiên , không bồi thường mà cũng không quan tâm đến số phận của các nông dân từ nay không có ruộng cày.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111108-trung-quoc-ba-anh-em-nha-nong-tu-thieu-phan-doi-tich-thu-ruong-dat

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Hãy câm mồm đi!

Hà Văn Thịnh
image Chuyện làm chấn động dư luận khi một loạt các hãng truyền thông trên thế giới đăng tải tin nói rằng ông Trương Viêm, Đại sứ TQ tại Ấn Độ, khi được hỏi về sự vô lý là lãnh thổ Ấn Độ bị TQ chiếm đóng trái phép lại được “hợp thức” hóa trên bản đồ của phía TQ, đã tức giận đến mức quát vào mặt phóng viên: Hãy câm mồm đi (shut up)!
Chưa bàn về sự “xấu xa, trơ tráo, tham lam và vô giáo dục” (ugly, greedy, impudent and unmanerly) của một trong những bộ mặt tiêu biểu của nền chính trị cao cấp TQ như một cư dân mạng đã bình luận mà hãy tự lắng lại, ngẫm một chút mới chợt vỡ toác ra rằng: Trên khắp trái đất này, những kẻ có quyền lực tham lam, trơ tráo đều muốn cho mọi sự phản biện của người dân (đây là nhà báo) luôn phải nằm im trong cái sọt rác có tên gọi là CÂM MỒM (!).
Nhà cầm quyền TQ muốn cả thế giới câm mồm khi họ xâm lấn, cưỡng đoạt đất đai, lãnh thổ của láng giềng bởi vì họ cho rằng họ có quyền chiếm tất cả những gì có thể chiếm được, miễn là những người cầm quyền ở các nước lân bang biết cách để câm mồm.
Câm mồm là một từ ngữ giản dị nhưng có nội hàm đa nghĩa và rất sâu: Im lặng trước mọi sự ngang ngược, tung hô tình “hữu nghị” chưa có bao giờ là cách khác của sự câm mồm đáng khen; cho rằng mọi sự chầy bửa khi vừa ăn cướp vừa la làng vẫn được coi là tình cảm có ý nghĩa tương tự như “tài sản vô giá” là sự câm mồm đáng phải được vinh thưởng bằng mọi thứ; ra luật nhà văn để mọi nhà văn viết y chang như tuyên huấn muốn, là sự câm mồm của mọi tính sáng tạo và tỉnh thức của tư duy; lạm phát như ngựa phi nhưng nói rằng đang có chiều hướng ổn định và kiểm soát được là sự câm mồm của dối trá; sai trái, lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng ở khắp nơi nhưng mặc nhiên bị quy về “một số”, “hiện tượng” là sự câm mồm của a dua, nịnh hót, đớn hèn...
Xem ra, để giải mã, định nghĩa đúng và đủ mọi chiều kích của hai chữ câm mồm thì có lẽ từ ngữ tiếng Việt hiện nay hoàn toàn bất lực. Điều hiển nhiên chính xác của nhận định này là hầu hết những điều cần nói, phải nói đã và đang trong tình trạng phải câm mồm hoặc tự câm mồm...
Phải chăng, “ổn định” và “hài hòa bền vững” cũng là một cách hiểu khác của câm mồm? Chỉ biết một cách chắc chắn rằng sóng ngầm cũng là dạng câm mồm khác của biển cả; sự vần vũ của mây đen mịt mờ là thông điệp rõ ràng về sự câm mồm – sắp “phát biểu” của bầu trời tự do và, những ánh mắt câm lặng, uất ức của hàng triệu con người là sự câm mồm của bão tố tự trái tim người...
Huế, 5.11.2011
H.V.T.
http://boxitvn.blogspot.com/2011/11/hay-cam-mom-i.html

Dược phẩm giả được tham nhũng “mở đường”

(Dân trí) – Tất cả các loại dược phẩm đều phải đi qua cửa kiểm nghiệm, kiểm duyệt, cấp phép của cơ quan chuyên trách mới được đưa ra thị trường. Các vụ điều tra cho thấy dược phẩm giả, kém chất lượng đều liên quan chặt chẽ đến tham nhũng.
Thuốc điều trị ung thư bị làm giả nhiều nhất tại châu Á
Theo Interpol, dược phẩm giả, kém chất lượng đang hoành hành khắp thế giới và đây là mặt hàng siêu lợi nhuận, chỉ đứng sau buôn bán vũ khí và ma túy. Do đó, đứng đằng sau mạng lưới buôn bán dược phẩm giả là những đường dây đầy quyền lực và hùng mạnh. Hiện những tổ chức tội phạm nguy hiểm cũng đang tham gia vào hoạt động buôn bán liên quan đến công nghệ sinh học này.
Đại diện Interpol tại Việt Nam cho biết, trong đợt chiến chiến dịch truy quét dược phẩm giả tại Việt Nam, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện rất nhiều thuốc giả (chủ yếu tại TPHCM). Đáng chú ý có nhiều loại mẫu giống nhau nhưng chất lượng không giống như công bố.
Trao đổi với báo chí tại Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đang diễn ra, bà Aline Plancon, trưởng bộ phận Phòng chống tội phạm dược phẩm và làm giả các sản phẩm y tế cho biết,  Interpol đã từng phát hiện hàng chục tấn dược phẩm giả, kém chất lượng không cần đi qua con đường buôn lậu mà được nhập chính thống vào các quốc gia.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí liên quan đến chủng loại dược phẩm giả, kém chất lượng, bà Aline Plancon cho hay: “Tất cả các loại dược phẩm từ nổi tiếng đến vô danh đều bị làm giả cực kỳ tinh vi, rất khó phân biệt. Đặc biệt tại châu Á, loại dược phẩm bị làm giả nhiều nhất hiện nay là những biệt dược phục vụ  điều trị, phòng chống bệnh ung thư, rất đắt tiền. Bên cạnh đó, các loại dược phẩm dùng trong điều trị liên quan các bệnh về thần kinh, tiêu hóa, làm đẹp và cả thuốc tránh thai… luôn là mặt hàng bị làm giả rất nhiều”.
http://dantri4.vcmedia.vn/uPiL9cccccccccccc1Gc/Image/2011/09/Dpham_9a3fd.jpg
Bà Aline Plancon (bên phải) nhận định: Tình trạng tân dược giả đang hoàn hành tại nhiều quốc gia (Ảnh: TT).
Cũng theo bà Aline Plancon, thống kê cho thấy, trung bình mỗi quốc gia thường cấp phép vào thị trường  15-20 nghìn loại tân dược. Trong một cuộc khảo sát mới đây thực hiện tại 81 quốc gia trong vòng 1 tuần, cơ quan điều tra đã phát hiện có đến 200 loại thuốc bị làm giả đang được tiêu thụ trên thị trường.
“Hàng chục tấn dược phẩm giả đã được phát hiện tại châu Á, châu Phi và nhiều châu lục khác. Thực tế cho thấy, nếu không có sự cộng tác của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Y tế thì rất khó khăn và việc phòng chống tệ nạn dược phẩm giả khó có thể thành công”- bà Aline Plancon nhấn mạnh.
Trong khi đó, hiện các công cụ của Internet đang được các tổ chức làm dược phẩm giả đặc biệt quan tâm và lợi dụng triệt để. Nhiều tổ hoạt động buôn bán, môi giới tân dược giả xuyên quốc gia đã có thể dễ dàng diễn ra; chỉ cần ngồi nhà tội phạm cũng có thể tổ chức buôn bán và tổ chức tới nhiều mạng lưới phân phối hàng giả ở nhiều quốc gia.
Tội phạm công nghệ cao: Hiểm họa của mọi quốc gia
Cũng trong khuôn khổ của Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80, ông Khoo Boon Hu, Chủ tịch Interpol, đưa ra cảnh báo: tội phạm công nghệ cao là mối nguy hại trên toàn thế giới, đang phát triển với quy mô lớn, ngày càng phức tạp và ảnh hưởng lớn. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng Internet ngày càng phổ biến, do vậy tội phạm công nghệ cao, tội phạm internet ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với diễn biến phức tạp hiện nay, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
http://dantri4.vcmedia.vn/uPiL9cccccccccccc1Gc/Image/2011/09/Dpham1_604c3.jpg
Tôi phạm công nghệ cao là vấn đề nóng tại Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần này. (Ảnh: TT)
Theo ông Hui, tội phạm công nghệ cao được xác định là một trong nhiều thách thức mới nổi, gây thiệt hại cho thế giới 400 tỷ USD mỗi năm, lớn hơn cả số tiền mà tội phạm có được từ ma túy. Số liệu của Interpol cho thấy, cứ 14 giây lại có một nạn nhân của loại tội phạm này, tính bình quân hàng ngày có 1 triệu người là nạn nhân của loại tội phạm công nghệ cao. Giải quyết vấn đề, ông Ronald K.Noble, Tổng thư ký Interpol, khẳng định: việc hợp tác giữa các nước là thành viên của Interpol là hết sức quan trọng và chỉ có thể ứng phó tội phạm công nghệ cao, tội phạm internet bằng cách nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang nhìn nhận, hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng sự chênh lệch về trình độ các nước để gây tội ác có hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc tăng cường phối hợp, hợp tác và đào tạo tập huấn chuyên sâu cho lực lượng cảnh sát giữa các nước thành viên của Interpol trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy, buôn bán người, công nghệ cao… sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn.
P. Thanh
http://dantri.com.vn/c20/s20-533679/duoc-pham-gia-duoc-tham-nhung-mo-duong.htm

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Trung Quốc: Kinh hoàng tai heo... nhựa

Thứ Bảy, 05/11/2011 10:08

(NLĐO) – Vấn đề an toàn thực phẩm lại gây xôn xao dư luận Trung Quốc khi một người đàn ông họ Hoàng phát hiện tai heo mua ở một khu chợ quận Vũ Hồ (thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam) có vị bất thường.

Ông Hoàng cho biết ông đã mua hơn 1 kg tai heo với giá 25 nhân dân tệ (khoảng 86.250 đồng) hôm 30-10. Khi ăn, có cảm giác khác lạ, không có mùi, vị nhạt nhẽo nên ông không ăn nữa.
 
Ông Hoàng đem số tai heo đến Trung tâm kiểm nghiệm an toàn của địa phương để kiểm tra. Nhân viên của trung tâm này cho biết khi mở gói có chứa tai heo, họ ngửi thấy mùi gắt nồng tương tự như phân bón, tai heo có màu trắng pha vàng đục khác thường. Họ nghi là tai heo được làm từ nhựa và chất gelatin.
 

Tai heo mà ông Hoàng mang đến Trung tâm kiểm nghiệm an toàn của địa phương để kiểm tra (Ảnh: IFENG)
 
Kết quả kiểm tra cho thấy tất cả số tai heo đó đều là hàng giả; lớp da bên ngoài tai dễ bóc tách, cắt ra có thể thấy rõ cấu trúc mô và sợi thịt khác so với tai heo thật, không có các hạt chất béo, không có mạch máu trong khi tai heo bình thường có sụn và lớp mỡ dưới da.
 
Đặc biệt, khi lấy  một miếng nhỏ tai này đem đốt thì miếng "tai" liền tan chảy và có mùi kiềm. Ngay sau đó, thông tin về việc tai heo bị làm giả đã được thông báo cho các cơ quan có liên quan. 
Số tai heo này khác hoàn toàn tai heo thật (Ảnh: IFENG)

Ngay từ chiều 1-11, các cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành tổng kiểm tra bất ngờ tại những khu chợ ở địa phương, tiến hành thu giữ tai heo của nhiều cửa tiệm để kiểm tra.
 
Để giảm vấn nạn làm giả thực phẩm ở nước này, nhiều người dân cho rằng chính phủ Trung Quốc cần tăng cường giám sát, đưa ra những mức xử phạt thích đáng và giúp người dân biết cách chọn hàng thật để tự bảo vệ mình.
H.Bình (Theo Tân Hoa Xã, IFENG)
 
http://nld.com.vn/20111105100832233p0c1006/trung-quoc-kinh-hoang-tai-heo-nhua.htm

Nga, Trung Quốc đua nhau ăn cắp thông tin kinh tế của Mỹ

Lần đầu tiên, trong một báo cáo tình báo, Mỹ đã công khai cáo buộc Trung Quốc và Nga là hai nước đầu bảng đánh cắp thông tin kinh tế và công nghệ của Mỹ.

Thứ năm vừa qua, tại buổi họp báo công bố báo cáo, Robert Bryant - Giám đốc Cơ quan Chống tình báo Quốc gia của Mỹ - cho biết Nga và Trung Quốc đang phát triển kinh tế nhờ vào các nghiên cứu và phát triển của Mỹ. Ông Bryant nói: "Trung Quốc và Nga đã dùng chính các doanh nghiệp và hoạt động tình báo của họ để xâm nhập vào các thông tin nghiên cứu và phát triển của chúng ta".
Ông Rogers cho biết các vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ đã ở mức không thể chấp nhận được và đang đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Ảnh : Bloomberg
Theo bản báo cáo trên, trong nhiều vụ xâm nhập các chuyên gia không thể quy trách nhiệm cụ thể, song thủ phạm có thể là các cơ quan tình báo quốc gia, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Tháng trước, ông Mike Rogers - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ - cho biết các vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ đã ở mức không thể chấp nhận được và đang đe dọa đến an ninh quốc gia của nước này.
Phát biểu hôm thứ năm, ông Rogers khẳng định bản báo cáo một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết các đồng minh của Mỹ tại châu Á và châu Âu cùng gây áp lực buộc Bắc Kinh phải chấm dứt hành động bất hợp pháp trên.
Tuy nhiên, tiến hành hoạt động gián điệp kinh tế chống lại Mỹ không chỉ có Trung Quốc và Nga. Báo cáo còn cho biết các vụ tấn công mạng nhằm vào nước Mỹ còn đến từ hàng chục nước khác, song không nêu cụ thể các nước này.
Thiệt hại về an ninh quốc gia và kinh tế là rất lớn, khó có thể đưa ra con số chính xác. Theo ông Bryant, hàng năm, chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ tạo gánh thiệt hại từ 2 tỷ đến 400 tỷ USD vì các vụ đánh cắp kể trên. Báo cáo dẫn ví dụ vụ Valspar Corporation. Một nhân viên của hãng này đã tải về công thức sơn độc quyền mà anh ta định dùng để kiếm việc ở Trung Quốc. Vụ việc này được định giá 20 triệu USD, chiếm khoảng 1/8 lợi nhuận hằng năm của Valspar.
Mỹ nhận định Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục là những thủ phạm chính đánh cắp công nghệ và các thông tin kinh tế nhạy cảm của nước này trên mạng. Bên cạnh đó, biến động về chính trị và kinh tế trên thế giới cũng có thể khiến một số nước khác bắt chước và tiến hành hành động tương tự.
Ngọc Thúy (theo CNN)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/11/nga-trung-quoc-dua-nhau-an-cap-thong-tin-kinh-te-cua-my/

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo

24/10/2011
Ngô Nhân Dụng
image Tháng Tám năm 2011, báo chí của nhà nước Trung Quốc tự nhiên đánh phá lung tung, đả kích các nước Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh làm ồn ào để phản đối việc Công ty Ấn Độ ONGC Videsh Limited’s (OVL) định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khu vực (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Tháng trước, Bắc Kinh đã từng cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi chiếc tàu Ấn Độ này mới rời hải cảng Việt Nam. Chắc cũng vì lúc đó họ biết Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán chuyện khai thác dầu cho nên gây hấn thử coi có ai sợ không. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức phản đối vụ dọa nạt đó, nhân danh quyền lưu thông tự do trên mặt biển thuộc một nước Việt Nam có chủ quyền.
OVL đã từng hợp tác với Petro Việt Nam từ năm 1988 và khám phá thấy dầu ở hai blocks 127 và 128 thuộc vũng Phú Khánh từ những năm 1992, 1993. OVL cùng với BP tìm dầu ở vùng Lan Do và Lan Tây từ năm 2006; gồm cả hai blocks trên nhưng 127 không có đủ dầu và khí để khai thác. Từ năm 2010, Trung Quốc chuyển hướng ngoại giao với một thái độ mới, coi vùng Biển Đông nước ta thuộc “quyền lợi cốt lõi” của họ cho nên nay họ tỏ phản đối một cách dữ dội.

Ngày 16 tháng Chín 2011, trong lúc Ngoại trưởng Ấn Độ sang Hà Nội họp, Tân Hoa xã viết, “Trung Quốc cảnh cáo các công ty Ấn Độ hãy tránh xa vùng Nam Hải… trong vùng mà Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được, làm nhiễm độc mối bang giao hai nước vốn đã căng thẳng”. Những dòng cuối cùng cứng rắn hơn: “Các nước muốn thử thách nên biết rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ một tấc nào trước áp lực khi đụng tới chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Ấn Độ hãy suy nghĩ kỹ và nên tránh đừng làm gì để họ chỉ được lợi rất ít mà mất mát rất nhiều!”. Giữa tháng Mười, nhật báo Nhân dân ở Bắc Kinh lại cảnh cáo Ấn Độ thêm: “Thách thức ‘quyền lợi cốt lõi’ của một cường quốc đang lên để tìm những mỏ dầu chưa biết có hay không dưới đáy biển, sẽ gây tai hại cho cả sự an toàn về năng lượng của Ấn Độ”. Lời cảnh cáo này cũng nhắm vào ông Nguyễn Phú Trọng, lúc đó đang thăm Bắc Kinh.
Một bài quan điểm trên tạp chí Hoàn Cầu thời báo ngày 14 tháng Mười viết với giọng hăm dọa: “Trung Quốc đang tính sẽ có hành động chứng tỏ lập trường của mình và ngăn chặn những mưu đồ khiêu khích trong vùng này… Ấn Độ cố ý thừa nước đục thả câu ở Nam Hải để lấy thế mặc cả với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp khác… Có âm mưu chính trị hiển nhiên đằng sau các dự án thăm dò dầu khí… Khi Ấn Độ và Việt Nam khởi sự việc thăm dò, Trung Quốc có thể đưa tới đó những lực lượng phi quân sự để quấy nhiễu công tác của họ, sẽ gây ra tranh cãi và chia rẽ để công việc thăm dò của hai nước đó phải chấm dứt. Nói cách khác, Trung Quốc phải cho họ biết rằng những lợi lộc kinh tế trong việc hợp tác của họ sẽ không thể nào bù lại được với những rủi ro”.
Nhiều công ty dầu khí quốc tế của Mỹ, Anh, Hòa Lan, trước đây đã lập tức rút lui khỏi vùng biển Việt Nam khi bị Bắc Kinh đe dọa. Các Công ty Chevron và BP đều có những vụ hợp tác làm ăn lớn ở bên Tàu cho nên sợ mất con cá sộp bèn bỏ Việt Nam ngay; thái độ này khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ, Chính phủ Ấn Độ dứt khoát không chịu thua, tuyên bố việc cộng tác tìm và khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam là một quyền được luật lệ quốc tế bảo vệ. Đụng với ONGC Videsh, Trung Quốc mới thấy không phải ai cũng sợ.
Trước thái độ cương quyết này, Bắc Kinh cho các báo, đài công kích Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu. Không những thế, báo chí ở Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào coi như đồng lõa. Đó là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”; cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc đó là thái độ một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình, ai làm trái ý mình là làm phản!
Việc Ấn Độ dự định bán cả hỏa tiễn Brahmos cho Việt Nam, càng chọc tức hơn nữa! Việc bán loại tên lửa chưa bao giờ xuất cảng này cho Việt Nam, cùng sản xuất với Nga, ghép tên hai con sông Brahmaputra và Moskva, đã được Nga đồng ý.
Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả tâm trạng giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali 马嘉丽) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng vụ đi tìm dầu lửa khiến ông cảm thấy Ấn Độ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Không hiểu ông ta quen nhìn Việt Nam như một nước phụ thuộc hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Trung Hoa mà thôi? Mã Gia Lệ nói: “Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. Nếu Ấn Độ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Cuộc “đối thoại tay ba” đang mở ra giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ có vẻ phần nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc”.
Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên nhật báo Japan Times vào tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải “ngăn chặn” Trung Quốc, như chiến lược “ngăn chặn” mà Mỹ đã theo trong thời chiến tranh lạnh nhắm vào Nga Xô. Bà Koike vạch ra rằng “Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Độ hay Nga và quá thấp so với ba nước trên cộng lại. Một nửa trong số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo”, cho nên Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử 小池百合子) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ chỉ thúc đẩy các nước Á châu khác phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì để họ bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một trong chính sách ngoại giao. Trong tháng Mười 2011, Ngoại trưởng Nhật đã sang Jakarta cùng với Ngoại trưởng Indonesia bàn việc giải quyết các tranh chấp trong vùng biển Đông Nam Á trong một diễn đàn quốc tế, trước kỳ họp của ASEAN ở Jakarta mà Indonesia đang đóng vai chủ tọa.
Trong thực tế, các nước Á Đông và Đông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ XX là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, giữ một tình trạng cân bằng về an ninh trong khu vực. Cho tới nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều vẫn muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng. Đúng như bà Koike nói, không nước nào coi việc ngăn chặn Trung Quốc là cần thiết, bởi vì Trung Quốc không giống Liên Xô đời xưa. Nhưng không ai muốn bị áp đảo.
Nguyên nhân chính cũng vì trong mươi năm gần đây Bắc Kinh đã bỏ không theo chiến lược Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao Ping), là hãy lo phát triển kinh tế cho bằng người ta, còn về ngoại giao phải “thao quang dưỡng hối” (稻光养晦,Tao guang yang hui), tức là che bớt cái hay cái giỏi của mình và cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, lúc đầu nói sẽ sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài; rồi một ngày đem làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Chưa có gì mà đã khoe khoang rồi. Một hàng không mẫu hạm mà không có đoàn tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận thì chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích. Như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có một lý do là họ cần phô trương để kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân Trung Hoa. Họ cần đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và thiếu tự do; tất cả hãy chịu đựng ủng hộ nhà nước! Chính nỗi sợ ngọn núi lửa bất mãn trong lòng dân sẵn sàng bùng nổ khiến cho giới lãnh đạo Bắc Kinh phải tỏ ra hung hăng đối với bên ngoài.
Nhưng khi tỏ ra lo sợ những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, Bắc Kinh cho thấy là họ đang sợ, vì tự nhìn bản thân bên trong còn yếu quá.
Vụ Công ty Ấn Độ ONGC Videsh cứ tiếp tục tìm dầu, không sợ dọa nạt, đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tai sao các Công ty Chevron, BP nhượng bộ ngay mà OVL không sợ? Chỉ vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Cũng vì quyền lợi kinh tế, Chính phủ Mỹ hùa theo Chevron, tuyên bố không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Khác với Chevron, công ty OVL không có quyền lợi nào đáng kể ở Trung Quốc mà lo bị mất. Vì thế Chính phủ Ấn Độ mới làm cứng.
Bắc Kinh hoảng hốt khi miếng võ đe dọa mất hiệu lực. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp Hợp tác Chiến lược kinh tế đầu tiên với Ấn Độ. Và ngay sau cuộc gặp mặt giữa hai Thủ tướng Manmohan Singh và Ôn Gia Bảo (Wen Jia Bao), họ quyết định trong 6 tháng sẽ họp lần nữa, không đợi tới một năm như dự trù. Năm 2009, hai nước đã đứng trên cùng một lập trường khi đối diện với các nước Tây phương trong hội nghị Copenhagen về bảo vệ khí quyển, vì cả hai đều là những quốc gia đang phát triển. Trong mấy năm gần đây, Ấn Độ đang cải thiện bang giao với những nước Á Châu khác, từ Afghanistan, Iran, Bangladesh, đặt chân lên cả những nơi mà Trung Quốc từng coi là phiên thuộc như Mông Cổ và Việt Nam.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Trung Quốc không chỉ lo ngại một công ty Ấn Độ dám chống họ, mà họ còn lo xa hơn. Mai mốt, nếu công ty OVL thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam và có lợi, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ của họ mà làm theo! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không có quyền lợi nào ở Trung Quốc để bị ràng buộc; ngăn cản họ làm sao được? Theo quyền lợi của Bắc Kinh thì tốt nhất Việt Nam chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi! Trong quá khứ, năm 2008 Trung Quốc đã đe dọa Công ty ExxonMobil không được tìm dầu trong vùng biển Đông nước ta. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố ở Singapore rằng Chính phủ Mỹ phản đối những lời đe dọa đối với các công ty năng lượng của nước họ. Năm nay 2011, vào tháng Tư ExxonMobil đã bắt đầu khoan đáy biển trong Block số 119 ngoài khơi Đà Nẵng, chưa thấy Trung Quốc phản đối!
Nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty OVL bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ xảy ra chiến tranh với Ấn Độ. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới từ những năm 1962; cho tới nay vẫn không bên nào chịu thỏa hiệp ký một hiệp ước chia đôi nhanh chóng như vụ chia đôi vùng tranh chấp ở biên giới Việt-Trung. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một, tạm gác các tranh chấp khác một bên. Hiện nay nước mua bán với Ấn Độ nhiều nhất là Trung Quốc. Trung Quốc càng muốn giữ một bộ mặt hòa bình trong khi cần đi làm ăn nơi khác nữa! Trung Quốc mới khai trương một hàng không mẫu hạm còn Ấn Độ đã có một chiếc mẫu hạm từ lâu rồi, và đang làm thêm 3 mẫu hạm khác trong mười năm tới. Hải quân Ấn Độ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, cho nên chiến tranh khó xảy ra chỉ vì Biển Đông.
Nỗi sợ của Trung Quốc chính vì họ lo Ấn Độ và Việt Nam phải hợp lực chống lại nếu đem tàu hải giám tới phá công việc tìm dầu của OVL tại một vùng ngoài khơi Quy Nhơn. Súng không thể nổ, nhưng bang giao Ấn – Trung – Việt sẽ căng thẳng, các nước ven biển vùng Đông Nam Á sẽ báo động, cả thế giới sẽ nhảy vào can gián.
Khi can gián, người ta phải đặt một câu hỏi căn bản, là Quần đảo Hoàng Sa thực sự thuộc nước nào? Các nước Đông Nam Á đều muốn đặt câu hỏi đó, đối với tất cả các hòn đảo đang tranh chấp. Nếu chưa thể quyết định chủ quyền trên mỗi đảo, người ta vẫn có thể đặt vấn đề giới hạn vùng lãnh hải đối với mỗi hòn đảo; nhờ một tòa án quốc tế hay một hội nghị quốc tế phân xử; các bằng chứng lịch sử và pháp lý phải được trưng bày. Ngay cả khi Trung Quốc muốn tỏ ra hòa hoãn, yêu cầu chỉ bàn việc cộng tác khai thác và chia sẻ lợi ích, thì vấn đề ai là chủ của những hòn đảo nào vẫn phải được đem ra giải quyết trước mặt thế giới.
Đây sẽ là một cơ hội cho Việt Nam quốc tế hóa vấn đề nước nào nắm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa năm 1974, mới hơn một phần tư thế kỷ. Một hành động xâm lăng rất khó xóa bỏ. Tại sao anh phải đem quân tới giết người để chiếm những hòn đảo này, nếu đó là đất nước của anh? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng quân trú phòng Việt Nam bị bắn, giết, họ bị bắt rồi được trả về như tù binh. Cuối cùng, thế giới sẽ thấy chỉ có một giải pháp là mọi tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa cần được đưa ra cho một hội đồng hay một phiên tòa quốc tế phân giải. Khi đó, các bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa sẽ hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được! Việt Nam có thể chứng minh chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách dễ dàng. Giữa thế kỷ trước, trong một hội nghị quốc tế ở San Francisco, chính phủ Bảo Đại đã công bố các quần đảo đó thuộc quyền nước Việt Nam; phái đoàn Nga đề nghị Nhật Bản trao trả vùng đó cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch nhưng không ai được ủng hộ.
Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao khác, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Đài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc hội lẫn ông Tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để kiếm lá phiếu của dân! Đúng lúc đó thì một công ty dầu khí và chính quyền Ấn Độ lại gây thêm chuyện mới, không ngoan ngoãn làm “láng giềng hữu nghị” với Trung Quốc! Trung Quốc là nước đứng hàng đầu trong nền ngoại thương của Ấn Độ; quyền lợi đó không dễ bỏ qua chỉ vì một vụ tranh chấp nhỏ của công ty OVL. Thay vì gây thêm căng thẳng, cách tốt nhất cho Trung Quốc là bắt nạt được ai thì cứ bắt nạt nhưng cứ tham dự để chia phần, trong khi vẫn lớn tiếng để làm áp lực. Một tạp chí của Quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Nam Hải thì chẳng khác gì một người tự bắn vào chân mình!
Vì vậy trong cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, bản thông cáo chung đã nói đến việc hai nước sẽ hợp tác nhiều hơn trong việc tìm và khai thác dầu, khí ngoài khơi. Trong cuộc hợp tác này, làm sao để không bị lép vế khi chia phần, người Việt Nam có thể lấy những bản hợp đồng ký với các nước khác làm thí dụ để tự bảo vệ quyền lợi.
N.N.D.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

TIỂU SỬ NHÀ CÁCH MẠNG PHAN-CHÂU-TRINH ( 1872-1926 )

 
 
PHAN CHU TRINH
Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất (1872) niên hiệu Tự Ðức 26, tự là Tử Can, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .Thân phụ ông là Phan Văn Bì?h, theo nghề võ và đã tích cực chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương . Thân mẫu là Lê Thị Chung, con một nhà thế gia vọng tộc tại làng Phủ Lâm rất tinh thông Hán học và có nhiều đức hạnh .Thuở thiếu thời Phan Chu Trinh được hiền mẫu ân cần chăm sóc, trong khi phụ thân mãi lo công việc võ biền . Chẳng may mẹ mất sớm, vì cha phải bận với võ nghiệp, ít săn sóc đến việc học hành hành nên mãi đến năm lên 10, Phan Chu Trinh mới được vào trường học tập.Vì mối tình yêu nước sớm nẩy nở trong trí của Phan Chu Trinh nên trong lúc các bạn đồng học chăm chỉ ngốn những lời giảng dạy của thầy để nhồi vào óc đạo lý và chữ nghĩa của Thánh hiền, ông tỏ ra rất xao lãng, thờ ơ . Do đó, trong suốt ba năm liền học tập, Phan Chu Trinh chỉ học lấy lệ Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi phải chạy trốn ra Quảng Trị . Các đạo Cần Vương kháng Pháp nổi lên khắp các nơi . Ðể cho Phan Chu Trinh có một nghề hợp khả năng và cũng đồng thời được đắc dụng trong buổi non sông nghiêng ngửa, thân phụ ông cho ông theo học nghề võ . Lúc bấy giờ thân phụ ông được cử làm Chuyển vận sứ đồn A Bá thuộc hạt Tam Kỳ .
Năm 1887, vì nghi kỵ, thân phụ Phan Chu Trinh bị hại, việc học tập võ nghệ của ông bị gián đoạn. Nhờ người anh cả rước thầy về cho ông tiếp tục học nghề văn . Vì nhận thấy muốn có uy tín để thực hiện chí lớn tron việc cách mạng để giành lại chủ quyền của đất nước, nên ông đổi sang học nghề nghiên bút, chớ thực ra ông không bao giờ thích cái lối học hư văn .Theo học bốn năm ở nhà . Phan Chu Trinh tỏ ra thông minh tuyệt vời, ông thường có những lý luận sâu sắc , những nhận xét tinh vi .
Năm 1889, theo thụ nghiệp với vị Ðốc học Trần Mã Sơn, Phan Chu Trinh được bổ vào ngạch học sinh .
Năm 1900, trong kỳ thi Hương, Phan Chu Trinh thi đỗ Cử Nhân, và qua năm sau 1901, ông đỗ Phó Bảng (nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 13).
Ông được bổ làm Thừa Biện ở Huế, ít lâu sau, người anh cả của ông mất, ông xin về quê dạy học . Năm 1903, ông được bổ làm Thừa Biện ở Bộ Lễ . Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire ... Càng tiếp xúc nhiều với các quan trường, Phan Chu Trinh càng thấy rõ cảnh thối nát , hủ bại trên đường cử nghiệp .
Lúc bấy giờ lực lượng Cần Vương lần lần tan rã, thực dân Pháp bắt đầu đặt nền thống trị trên đất nước Việt Nam .Trước cảnh non sông nghiêng ngửa, nhận thấy sự bất lực và thối nát của triều đình Huế, Phan Chu Trinh xin từ quan và bắt đầu hoạt động chính trị với các ông Phan Bội Châu, Lương Ngọc Can, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp . Sau khi từ quan về hoạt động chính trị, Phan Chu Trinh đã cùng với hai bạn đồng khoa là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng rủ nhau vào Nam vận động đồng bào các giới . Vào đến Bình Ðịnh gặp lúc quan tỉnh mở một kỳ thi cho học trò, đầu bài là Chí thành thông thánh và Lưỡng Ngọc danh sơn ba ông mạo tên là Ðào Mộng Giác nộp quyển làm bài Phan Chu Trinh làm bài thơ và hai ông Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú . Những bài này không theo quy tắc thông thường mà cốt để thức tỉnh nhóm sĩ phu . Quan tỉnh không dám quả quyết phải dịch sang chữ Pháp để trình viên Khâm sứ đồng thời truy tầm tác giả của hai bài văn cách mạng kia, nhưng không có kết quả Việc này đã có ảnh hưởng lớn đến đám sĩ phu thời bấy giờ . Tới Phan Thiết, Phan Chu Trinh bị bệnh phải quay trở về Huế . Sau mấy tháng dưỡng bệnh, ông ra Bắc tìm cách lên Yên Thế để gặp Hoàng Hoa Thám, nhưng chính sách bạo động của Hoàng Hoa Thám không thích hợp với chủ trương của ông, nên ông lại xuống Trung Châu Bắc Việt vận động với nhóm nho sĩ Bắc Hà . Ðâu đâu ông cũng đề xướng chủ trương tân học, cực lực đả kích các quan trường tham lam và những nhà hủ nho . Trong thời gian này ông kết nạp được một số đồng chí đáng kể . Phan Chu Trinh tán thành phong traò xuất dương du học do Phan Bội Châu khởi xướng . Lời kêu gọi của Phan Bội Châu, với sự hưởng ứng của Phan Chu Trinh gây được một phong trào xuất dương rất rầm rộ . Ðể được quan sát tại chỗ sự tiến triển của các nước, Phan Chu Trinh liền trốn sang Trung Hoa . Ông gặp Phan Bội Châu tại Hương Cảng rồi hai ông cùng sang Nhật. Ở đó được 10 tháng, ông lên đường về nước (năm 1906) . Phan Chu Trinh quyết đứng ra tranh đấu công khai với chính quyền bảo hộ Pháp . Ngày 15 tháng 8 năm Bính Ngọ (1906) , ông gởi lên Toàn Quyền Pháp ở Ðông Dương một bức thư dài 12 trang gồm mấy điểm sau đây :
- Do sự dung túng của chính quyền Bảo Hộ mà những bọn tham quan ô lại lộng hành khiến cho người Việt Nam bạc nhược suy yếu .
- Chính quyền Bảo Hộ đã dùng một chính sách bạo ngược, tàn ác đối với dânViệt Nam, không tôn trọng sinh mạng con người, muốn chém giết ai tùy ý .
- Do những cách đối xử tàn ác này, mà bọn quan lại lợi dụng quyền thế bắt nạt dân chúng, tìm cách vơ vét cho đầy túi tham, gây nên một tình trạng bi đát trong dân chúng. Bức thơ của Phan Chu Trinh đã có ảnh hưởng rộng lớn trong dân chúng . Ông bắt đầu hoạt động mạnh, hô hào tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Ðông Kinh Nghĩa Thục . Thực dân Pháp để ý căm thù và triều đình Huế cũng rất bực tức quyết tìm cách hãm hại ông. Nhưng Phan Chu Trinh vẫn không màng đến, ông đứng ra lãnh đạo phong trào duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân, ông cảm hóa được rất nhiều nhân sĩ . Phan Chu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục , cắt tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước được dồi dào . Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào duy tân này .
Năm 1908, tại tỉnh Quảng Nam phong trào kháng thuế nổi lên mạnh mẽ lan rộng các tỉnh miền Trung Việt. Ðầu mùa Xuân năm 1908, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Ðông Kinh Nghĩa Thục . Nhân việc kháng thuế ở Quảng Nam, vốn đã không ưa Phan Chu Trinh vì ông đã nhiều lần đả kích và nguyền rủa thậm tệ chúng, nên bọn quan lại Nam triều và thực dân Pháp đổ cho ông "xui dân làm loạn" và "phá rối" liền bị hạ lệnh bắt ông ... Rất nhiều nhân sĩ bị bắt, và trong dịp này, ông nghè Trần Quý Cáp bị Nam Triều lên án xử chém tại Nha Trang . Riêng Phan Chu Trinh bị bắt đem về giam tại tòa Khâm Sứ. Ðể phản đối hành động khủng bố của thực dân, Phan Chu Trinh tuyệt thực trong bảy ngày . Nhận thấy tình thế khó xử, viên Khâm Sứ Pháp phải giao trả ông về Cơ Mật Viện của tòa án Nam Triều, ông bị bọn quan lại kết án tử hình . Nhờ có hội Nhân Quyền can thiệp với chánh phủ Pháp. Chính quyền Bảo Hộ phải điều đình với Nam Triều đổi bản án "tử hình" ra "Côn lôn ngộ xá bất nguyên" (bị đày ra Côn đảo mãn kiếp không được ân xá ". Bỏ giam ở nhà lao Phủ Thừa được it' lâu, Phan Chu Trinh bị đày đi Côn đảo . Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ (Huế), ông đã ngâm bốn câu thơ bằng chữ Hán mà ông Phan Khôi đã dịch như sau Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn
Ðất nước hãm chìm dân tộc héo
Làm trai đâu xá thứ Côn-lôn
Trong cảnh tù đày, nhưng Phan Chu Trinh rất được chính phủ Pháp trọng đãi và kính nể. Chính viên Thống Ðốc Nam Kỳ đã ra tận Côn đảo để tìm hiểu lập trường tranh đấu của ông . Năm 1910, nhờ có hội Nhân Quyền Pháp (do sự vận động của ông Ernest Babut trong 3 năm trời) can thiệp ráo riết với chính phủ Pháp, thủ tướng Pháp lúc bấy giờ là Klobulowsky và Tổng trưởng Bộ Thuộc địa là Trouillet lập Hội đồng để xét án Phan Chu Trinh . Chánh Tham Biện tỉnh Mỹ Tho là Cousineau được cử làm chánh án . Mặc dù đã được ân xá, nhưng ông cũng bị thực dân Pháp tìm cách giữ mãi tại Mỹ Tho .Ông phản kháng và cương quyết đòi trở về Côn Ðảo . Chính phủ Pháp đành phải để ông tự do .Vì muốn tranh đấu có hiệu quả trong việc cải cách nền chính trị nước nhà và đồng thời để được học hỏi thêm, năm 1911, Phan Chu Trinh đã sang Pháp với Toàn Quyền Klobulowsky, cùng theo ông có người con trai tên là Phan Chu Dật .
Tại Ba Lê, ông gởi con vào trường học còn ông thì lại làm nghề rửa ảnh để sinh sống .Dù cho phải sống xa quê hương, ông vẫn không ngừng hoạt động tranh đấu cho đất nước. Ông viết báo Pháp phản đối việc đào lăng Tự Ðức, yêu cầu chính phủ Pháp nên cấp tốc thay đổi chính sách thuộc địa, giáo dục tinh thần tranh đấu của Việt kiều tại Pháp . Ông tìm cách liên kết với các lãnh tụ thuộc đảng cấp tiến ở Pháp . Ông không tiếc lời đả kích những nạn tham nhũng thối nát của thực dân Pháp ở Ðông Dương và chỉ trích chính sách cai trị của họ . Phái khuynh tả ở Pháp rất tán thành việc làm của Phan Chu Trinh, nhưng các quan lại ở các thuộc địa Pháp rất căm thù và oán ghét . Tiền trợ cấp của ông và tiền học bổng của con ông là Phan Chu Dật đều bị truất, đó là kết quả sự trả thù của thực dân .Hai cha con ông phải sống kham khổ và vất vả với số lương rửa ảnh của ông hàng tháng là 50 quan . Dù phải sống trong cảnh đói rét, khốn khổ đủ mọi bề, Phan Chu Trinh vẫn cương quyết tranh đấu cho lý tưởng cao cả .
Năm 1914, chiến tranh Pháp Ðức bộc phát, tại quê nhà vua Duy Tân nhân cơ hội đó gây biến, nhưng cuộc khởi nghĩa thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị xử chém . Vua Thành Thái và Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion .Vì không chịu đi lính cho Pháp để đánh Ðức, Phan Chu Trinh bị vu cáo là làm gián điệp cho Ðức, nên ông bị bắt giam vào ngục SANTE . Nơi đây ông bị hăm dọa đủ điều, nhưng tấm kiên trung vẫn không bao giờ thay đổi . Dùng võ lực không được, người ta đã đem tiền bạc, quyền tước để mua chuộc ông , nhưng cũng vô hiệu quả . Nhờ sự can thiệp của Ðảng Xã Hội và Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1915 chính phủ Poinceré phải ký giấy phóng thích ông. Vừa thoát khỏi cảnh giam cầm, Phan Chu Trinh lại phải khóc con . Phan Chu Dật sau 6 năm học tập đã thi đỗ bằng Tú Tài Vật Lý Học, được cha ủy thác sứ mạng về nước để hoạt động . Vì bao năm sống thiếu thốn đói lạnh, Chu Dật mang phải bệnh lao phổi . Về đến quê nhà chưa đầy một năm, Chu Dật mất .
Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Chu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu .Có đoạn ông đã viết : "... Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi ... ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðảo là cái tên húy của bệ hạ , để tỏ ý phản đối ." Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước .
Năm 1925, chính phủ Pháp nhận thấy Phan Chu Trinh là một người ái quốc chân chính có chính sách ôn hòa, nên có ý muốn giúp đỡ ông . Phái tả đảng bên Pháp từ lâu đã có cảm tình với ông được thắng phiếu trong cuộc bầu cử Nghị Viện và lên nắm chính quyền . Thấy cơ hội thuận tiện cho mình đem tài trí ra giúp dân giúp nước, ông xin trở về quê nhà và được chính phủ Pháp chấp nhận.
Về đến Saigon, Phan Chu Trinh có ý định ở lại trong Nam ít lâu rồi sẽ ra Trung Bắc để hoạt động. Dù tuổi già sức yếu, bệnh hoạn vì bao năm sống vất vả thiếu thốn ở Pháp, Phan Chu Trinh vẫn hăng hái tranh đấu . Ông vận động với nhà cầm quyền Pháp để xin ân xá cho Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và sửa soạn hai bài diễn văn để đọc trước công chúng :
1. Ðạo đức và luân lý Ðông Tâỵ
2. Quân trị chủ nghĩa, dân trị chủ nghĩạ
Hai bài diễn văn trên đây đã bày tỏ được chính kiến của một nhà cách mạng chân chính, với lòng yêu nước nhiệt thành . Ngày 24-12-1925, sau khi hay tin việc vận động xin ân xá của quốc dân đã có kết quả và Toà Quyền Varenne đã ký giấy ân xá Phan Bội Châu . Phan Chu Trinh định ra Huế để được gặp người bạn đồng chí để cùng nhau tâm sự, nhưng ông bị đau không đi được . Các sinh viên trường Ðại học Hà Nội đánh điện văn mời ông ra Bắc để diễn thuyết . Chưa kịp đi thì ông được biết tin vua Khải Ðịnh mất . Phan Chu Trinh đánh điện tín cho Pasquier Khâm sứ Trung Kỳ hay ông sẽ ra để lo việc cải tổ triều chính và lập dân đảng .
Tiếc thay đại cuộc chưa thành, bệnh tình của Phan Chu Trinh mỗi ngày một thêm trầm trọng . Ngày 24 tháng 3 năm 1926 (nhằm ngày 12 tháng 2 năm Bính Dần) nhà cách mạng ái quốc Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ được 55 tuổi . Một Hội đồng trị sự được thành lập ngay đêm đó để lo việc an táng cho ông ngày 4-4-1926 khắp từ Nam chí Bắc đều tự động làm lễ bãi khóa và làm lễ quốc táng nhà chí sĩ Phan Chu Trinh rất trọng thể để chứng tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và mến tiếc nhà cách mạng đã suốt đời vì dân vì nước .


" Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ . Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phu? muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường."