Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

The government of Vietnam has been increasing repressions and harassment toward Catholic youths and activists

To Whom It May Concern,
The government of Vietnam has been increasing repressions and harassment toward Catholic youths and activists in Vinh, a city within Nghe An Province, Vietnam.  Numerous of “kidnapping-style” arrests have occurred in July and August of this year.  These Catholic youths have been active in the church and in charity activities, such as Catholic Association of Professionals and Businessmen, candidate of Vinh – Thanh Seminary, journalist of the Congregatio Sanctissimi Redemptoris, attendants of Prayers for Justice, Truth and Peace candle vigils, peaceful demonstrators for anti-Chinese invasion schemes, members of John Paul II Catholic Group of Pro Life, writers of Media of The Truth, and member of Vinh Support Group of Bottle Recycling, etc …

They are :

Dang Xuan Dieu

Ho Duc Hoa

Nguyen Van Oai

Tran Huu Duc

Dau Van Duong

Chu Manh Son

Nguyen Van Duyet

Nguyen Xuan Anh

Le Van Son

Thai Van Dung


The Vietnamese polices, both with uniforms and undercovers, had kidnapped these patriotic Catholic youths, without any warrants or any legal documents.  According to the laws, such arrests are serious violation of Due Process of Law toward Vietnamese citizens.  The families of these victims are very concerned about their health and whereabouts.

We urge you to pressure the government of Vietnam to release these Catholic youths immediately and unconditionally.  Vietnam government must respect Vietnam laws, international laws and commitment to respect human rights of their citizens.

Thank you very much for your attention and support.

Respectfully,

Blogger Lời Kêu Gọi

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Cảnh sát Trung Quốc tìm hàng chục phụ nữ Việt bị bán làm vợ


Dân trí) - Hàng chục cô dâu Việt Nam bị bán sang một ngôi làng miền trung Trung Quốc nhiều năm trước đây đã biến mất và cảnh sát địa phương đang nghi ngờ những người này lại bị những kẻ buôn người dẫn đến nơi khác “bán” lần nữa.



Tờ Zhengzhou Evening News ngày 21/8 đưa tin cảnh sát Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam bắt đầu một cuộc điều tra về sự mất tích của hơn 100 cô dâu Việt Nam.
Cuộc điều tra được bắt đầu khi hai người dân một làng thuộc tỉnh này, sau một thời gian do dự, đã thông báo với cảnh sát về sự biến mất của những người vợ Việt Nam.
Cả hai phụ nữ đã được họ mua bất hợp pháp tại biên giới Trung Quốc - Việt Nam.
Vợ của Hu Jianhe, một người Việt Nam, đã mất tích vài tháng trước đây. Hu không phát hiện được điều gì bất thường trước khi vợ biến mất. “Vợ” Hu, như thường lệ, đã đi mua hàng dưới phố và không bao giờ trở về.
Hồi tháng 7, Hu nhận được điện thoại từ vợ. Cô xin chồng gửi cho 20.000 Nhân dân tệ (3.131USD) để giải thoát khỏi những kẻ buôn người. Cô nói đã bị bán cho một người ở khu làng hẻo lánh ở tỉnh Yunnan, tây nam Trung Quốc, nhưng không cho biết địa chỉ.
Vụ việc tương tự xảy ra với một số người cùng làng Hu. Theo Hu, nhiều cô dân người Việt đã được bán cho nam giới ngôi làng hẻo lánh ở Hunan từ năm 2008.
Chính quyền địa phương đã làm ngơ trước tình trạng “mua cô dâu” vì đó là “chuyện rất bình thường” với nhiều người địa phương - Hu Chunmei, một quan chức nhỏ ở làng này nói với tờ Zhengzhou Evening News.
Thực ra, Hu Chunmei đã nhiều lần chứng kiến những đám cưới mà cô dâu là người Việt Nam. “Giá” của mỗi cô dâu từ 30.000 đến 40.000 Nhân dân tệ, cộng thêm 2.000 nhân dân tệ “phí giới thiệu” trả cho những kẻ buôn người, tờ báo viết.
Không có giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký kết hôn và giấy phép tạm trú, những người “vợ” di cư bất hợp pháp này không được luật pháp bảo vệ. Hồ sơ về họ không tồn tại trong hệ thống cảnh sát, và vì vậy, cảnh sát địa phương không thể “thấy” và “theo dõi” họ.
Cảnh sát nhận được báo cáo về những người vợ mất tích từ hai người nông dân, nhưng theo Hu Jianhe, đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy.
Yang Jinmei, một trong những cô dâu Việt Nam, bị bọn buôn người bắt cóc năm 2008 ở biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Yang nói: “Một số phụ nữ Việt Nam sẵn sàng cưới người chồng Trung Quốc, nhưng có nhiều người đã bị bắt ép hoặc dụ dỗ”, cô nói với tờ báo.
Hiện nay, cảnh sát đang cố gắng xác minh số lượng phụ nữ bị mất tích, mặc dù công việc bị cản trở vì rất ít nông dân mua vợ trái phép chịu khai báo với cảnh sát sự biến mất của “vợ” họ do lo ngại hành động “mua vợ” bị phát giác - tờ Zhengzhou Evening News tiết lộ.
Tình trạng “mua bán phụ nữ Việt Nam” trở nên phổ biến ở các vùng miền nam và miền trung Trung Quốc do chính sách hạn chế sinh đẻ dẫn tới hậu quả mất cân bằng giới tính. Một số nông dân địa phương Trung Quốc đã quyết định kết hôn với phụ nữ người Việt.
Nhiều cuộc hôn nhân được đăng ký hợp pháp thông qua dịch vụ, nhưng cũng có nhiều vụ diễn ra bất hợp pháp.

Việt Hà

Theo Eastday

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Lộ diện chỉ huy trưởng tàu sân bay Shi Lang (Thi Lang)


Báo The South China Morning Post của Hồng Kông cho hay, Thiếu tướng Li Xiaoyan có thể trở thành người chỉ huy tàu sân bay đầu tiên Shi Lang (Thi Lang)   của Trung Quốc, con tàu được Trung Quốc tái chế từ tàu Varyag mua của Ucraina.

Tướng Li 50 tuổi, sinh năm 1961 ở thành phố Chang Chun (Trường Xuân) tỉnh Ji Lin (Cát Lâm). Năm 1979, ông đã thi đỗ vào trường đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc. Năm 1987, ông được tuyển vào lớp đào tạo thuyền trưởng với thời hạn đào tạo 3,5 năm.

Năm 1991, trong thời gian tập sự, ông được bổ nhiệm làm đội phó tàu khu trục Nam Ninh, sau đó làm đội phó tàu khu trục Nam Xương. Năm 1995, ông Li được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Giang Môn. Năm 1999, ông nhận bằng thạc sỹ ở Học viện Hải quân mang tên N.G. Kuznetsov ở Nga.
 


Thiếu tướng Li là ứng viên nặng ký cho cuộc chạy đua làm chỉ huy trưởng tàu sân bay Thi Lang
Thiếu tướng Li là ứng viên nặng ký cho cuộc chạy đua làm chỉ huy
trưởng tàu sân bay Shi Lang (Thi Lang)


Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Thâm Quyến, thực hiện sứ mệnh ngoại giao đi thăm các cảng của nước ngoài ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

“Ông Li đã giúp quảng bá hình ảnh của Hải quân Trung Quốc trong thời gian thăm các nước, điều này cho thấy ông là người có uy tín rất cao”, Giám đốc Hiệp hội Quân sự Quốc tế Makao, ông Antony Wong Dong nói.

Theo ông Dong, Tướng Li hoàn toàn phù hợp với chức vụ chỉ huy tàu sân bay hơn bất kỳ ai khác, bởi ông là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trên các tàu chiến. Đặc biệt, nếu làm việc trên tàu sân bay hoạt động ở biển Đông thì đây sẽ là một lợi thế đối với ông. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, với kinh nghiệm của mình trong tranh chấp Biển Đông và kiến thức hoạt động trên tàu chiến, Thiếu tướng Li Xiaoyan đã thể hiện mình là một ứng cử viên mạnh mẽ cho vị trí thuyền trưởng của tàu sân bay đầu tiên.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được triển khai hoạt động tại khu mặt nước tranh chấp trên biển Đông.

TIN KHẨN CẤP: TRUNG QUỐC TẬP KẾT QUÂN TẠI BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

Một số nhân vật và địa phương trong bài báo theo Hình thức đề nghị:
...
Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Chong Zou (Sùng Tả), thuộc Khu tự trị Guang Xi (Quảng Tây), giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu You Yi Guan (Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu You Yi Guan (Hữu Nghị Quan).  cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.
...
BTQP TQ Liang Guang Lie (Lương Quang Liệt) mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Liang Guang Lie (Lương Quang Liệt)làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Chen Bing De (Trần Bính Đức hay Đệ) làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Zhang Qin Sheng (Chương Tiết Sinh Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực),Wu Sheng Li (Ngô Thắng Lợi) (Tư lệnh Hải quân), Xu Qi Liang (Hứa Kỳ Lượng Tư lệnh Không quân...

nguoilotgach TIN KHẨN CẤP TRUNG QUỐC TẬP KẾT QUÂN TẠI BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG.htm

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình chống nhà máy hóa chất ở Đại Liên

Biểu tình tại thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc)
Vào sáng nay 14/8, có đến 12.000 người dân ở thành phố cảng Da LianĐại Liên) tỉnh Liao Ning(Liêu Ninh) (miền Đông Bắc Trung Quốc), tập hợp trước trụ sở chính quyền, đòi phải dời đi nơi khác một nhà máy hoá chất chế tạo chất paraxylen, một loại chất lỏng dễ cháy sử dụng trong ngành vải sợi polyester. Chính quyền đã phải ra lệnh đóng cửa ngay nhà nhà máy này, trước sự phản đối của cư dân, vốn rất lo ngại bị ô nhiễm tác hại.
Do ảnh hưởng của cơn bão Muifa gây mưa to gió lớn, ngày 08/08 vừa qua, cư dân chung quanh nhà máy này đã phải di tản vì con đê của nhà máy đã bị sóng to phá vỡ. Nay tuy con đê đã được chữa xong, nhưng dân chúng vẫn lo ngại chất độc thất thoát gây nguy hại cho sức khoẻ cũng như môi trường sống của họ.
Hãng tin AFP trích dẫn Tân Hoa Xã, cho biết là hàng trăm cảnh sát đã được huy động đến nơi, nhiều vụ xô xát đã diễn ra, nhưng theo thông tấn xã Trung Quốc, không có ai bị thương. Người biểu tình đã tỏa ra các con đường ở trung tâm thành phố, giơ cao biểu ngữ đòi một môi trường lành mạnh để sống còn.
Theo Tân Hoa Xã, do người biểu tình không chịu giải tán, chính quyền thành phố đã ra lệnh đóng cửa ngay nhà máy, và hứa sẽ di dời cơ sở này đi nơi khác, tuy nhiên thời điểm cụ thể thì không nói rõ, trong lúc người dân đòi một lịch trình cụ thể.
Hình ảnh cuộc xuống đường hôm nay lúc đầu được truyền đi rộng rãi trên mạng internet, nhưng sau đó đã bị chính quyền nhanh chóng kiểm duyệt.
Giới quan sát ghi nhận là tại Trung Quốc, gần đây các cuộc biểu tình liên tục xẩy ra, người dân không còn e ngại xuống đường bày tỏ nỗi bất bình và đương đầu với nhân viên công lực. Trước vụ biểu tình hôm nay ở Da Lian (Đại Liên), thứ năm vừa qua, hàng ngàn người cũng đã biểu tình bạo động, đốt xe cảnh sát ở GuiZhou (Quý Châu)(miền Tây Nam  Trung Quốc), khi một phụ nữ đã bị công an hành hung vì đậu xe không đúng nơi quy định.
Những hành động trên theo giới phân tích, bắt nguồn từ tình trạng tức nước vỡ bờ, người dân uất ức trước bất công xã hội, cuộc sống khó khăn và phải chiụ sự sách nhiểu của giới chức lạm quyền, tham ô.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110814-hang-ngan-nguoi-trung-quoc-bieu-tinh-tai-thanh-pho-dai-lien-chong-mot-nha-may-hoa-ch

Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ

Một cuộc tập trận của Giải phóng quân Trung Quốc (ảnh chỉ có tính minh họa)
Môt số blogger TQ đã có lần nói về kế hoạch 'đánh Việt Nam'
Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.
BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Guang Xi (Quảng Tây) "chỉ là hoạt động thường niên".

Dư luận người dân tỏ ra quan ngại trong khi giới hữu quan nói họ 'ghi nhận' giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Chiều thứ Năm 11/08, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo: "Bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được".
Tuy nhiên, bà Nga nói phía Việt Nam đã biết và "ghi nhận" thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm".
Cũng về việc tập trận này, một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...
Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Liang Guang Lie(Lương Quang Liệt), người theo trường phái cứng rắn, ký.
Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.
"Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.

'Tấn công Việt Nam trong 30 ngày'

Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.
Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.
Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.
Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.
Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy.
Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Guang Xi (Quảng Tây) vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.
Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".
Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.
Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".
"Không có gì khiến cho tôi tin cả."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110812_china_drill_moreinfo.shtml

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Bảng đối chiếu giữa lối phát âm Pin Yin và Hán Việt

Bảng đối chiếu này lấy từ cuốn tự điển của Hoàng Xuân Chỉnh và thường xuyên được bổ túc bởi kết quả sưu tầm do nhiều bằng hữu góp lại đối với các nhân vật Trung Hoa mới xuất hiện sau năm 2000.
Mục đích của bảng đối chiếu là để giúp độc giả biết được lối viết Pin Yin khi đọc một tên người hay địa danh Trung Hoa theo âm Hán Việt, hay ngược lại.
Chúng tôi xin cám ơn tác giả Hoàng Xuân Chỉnh và xin cáo lỗi vì những thiếu sót chưa kịp bổ túc.

Để tham khảo Tự Điển Tên các nhân vật Trung hoa xin mời vào các link sau:  

Xin lưu ý sưu tầm các bài viết liên hệ tới nước Tàu có đề cập tới tên người và địa danh.

Xin đề nghị quý bạn giúp cho việc sưu tầm các bài viết liên hệ tới nước Tàu có đề cập tới tên người và địa danh trong đó. Qua việc làm này chúng ta nhằm 2 mục tiêu sau:
1/ Phát hiện tên các nhân vật Trung Hoa mới xuất hiện để bổ xung vào Bảng Phiên Âm hiện nay của chúng ta.
2/ Phát hiện các tác giả VN viết về các vấn đề Trung Hoa.
Với các tác giả dùng Pin Yin hay cả Pin Yin lẫn Hán Việt trong bài thì chúng ta không phải bận tâm. Với những ai chỉ dùng Hán Việt chúng ta sẽ có thư vận động gửi tới từng tác giả… Bằng cách này, tiếp tục trong vài năm, tôi tin rằng chúng ta sẽ tạo được sự thay đổi đáng kể.
Quý bạn có thể PM cho chúng tôi link về các bài viết này hoặc tự ghi lại trong 1 File Exel gồm 2 trang. Trang 1 là danh sách Bài và trang 2 là danh sách Người, cứ độ 3 tháng, ai sưu tầm được gì thì xin gửi lại cho chúng tôi để tổng hợp kết quả.  Nếu cần giải thích gì thêm, chúng ta có thể trao đổi trực tiếp qua phone.
Hoàng Cơ Định
408 363 1530

Đề nghị một hình thức viết tên người Tàu riêng biệt

Người Việt chúng ta có một thói quen từ lâu là thường kêu hay viết tên người và địa danh của Tàu theo lối phát âm của người Việt mình. Đây là một thói quen không hợp lý, tạo thêm khó khăn và ngăn cản sự hiểu biết của người Việt khi đọc các bài báo hay tài liệu ngoại quốc viết về nước Tàu ngày nay.

Với các nhân vật và địa danh của Tàu đã quen thuộc trong lịch sử và thơ văn trước đây thì chúng ta cứ tiếp tục duy trì những tên gọi cũ. Chúng ta chỉ gọi tên theo đúng lối phát âm của người Tàu (theo quy ước Pin Yin) cho các nhân vật trong các sinh hoạt chính trị, văn hóa và xã hội ngày nay mà thôi.

Để vận động cho thói quen mới này, cần có nỗ lực rộng rãi và kiên trì. Nếu quý vị và các bạn sẵn lòng cùng tiếp tay với chúng tôi, xin vui lòng cho biết quý danh và Email để có thể liên lạc.

Thành kính

Hoàng Cơ Định và bạn hữu

T.B: Quý vị có thể lưu lại quí danh và Email trong phần Guestbook hay click vào link sau đây http://www.phienamhanviet.com/.

Xin đa tạ.