Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Trung Quốc: Sữa gây ung thư do nấm mốc từ thức ăn gia súc



PN - Hãng sữa lớn nhất Trung Quốc (TQ) Mãnh Ngưu - Mengniu (Tứ Xuyên) đang nghiêng ngả sau khi Tổng cục Kiểm dịch, kiểm định và giám sát chất lượng TQ công bố sữa của hãng này và tập đoàn Trường Phú (Phúc Kiến) chứa độc tố gây ung thư aflatoxin M1 vượt quá mức cho phép nhiều lần.




Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Nhầm có chủ trương

Posted on

Biếm họa PHO (danlambao)
. Bookmark the permalink.

34 Responses to Nhầm có chủ trương


Lê dủ Chân says:
Hay cho mấy chữ "sai sót kỷ thuật"," nhầm lẩn"
Đúng là một bọn láo lường vô liêm sĩ.
Nhân dân bây giờ ở thế kỉ 21 chứ không phải như 50, 60 năm về trước, càng giở trò lươn lẹo thì càng lòi bộ mặt dơ bẩn của kẻ bán nước cầu vinh. Lầm rồi bộ chính trị đảng csvn ơi, đi chết đi.

Góp ý với anh Trương Duy Nhất







Tôi thấy anh Nhất đăng bài này trên trang nhà của anh là rất bậy. Ít nhất cho thấy anh cũng chia sẻ với nội dung của bài viết. Vì tôn trọng anh, tôi thấy mình cần có đôi lời góp ý.
http://truongduynhat.vn/?p=4765
 
1/Không thể so sánh giữa VN và Thái Lan trong việc tiếp đón ông Tập. 

Thái là nước quân chủ lập hiến, không có các chức vụ chủ tịch hay phó chủ tịch nước như VN và TQ. Ở Thái, bên hành pháp, nhà vua đứng đầu nước (nhưng không có thực quyền, chỉ là biểu tượng). Kế đến là thủ tướng. 
Tùy theo nội các, có lúc bộ ngoại giao quan trọng hơn bộ quốc phòng, có lúc ngược lại. Mọi quyền hành hầu như tập trung vào tay thủ tướng. Theo qui cách lễ tân quốc gia, người ta đón tiếp nhau với tư cách ngang nhau về vai vế.  
Ở Thái, việc tiếp đón tầm nguyên thủ quốc gia, phần nhiều do hoàng gia phụ trách. Nhưng nhà vua hiện nay vì lý do sức khỏe, mọi việc hầu như « bán cái » cho thủ tướng.
Việc tiếp đón ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch nước TQ, sẽ không đặt ra vấn đề vai vế ở VN. Tại đây có chức vụ tương đương, bà Nguyễn Thị Doan là phó chủ tịch nước. 
Nhưng ở Thái thì không có chức tương đương. Nhà vua không thể hạ thân để đón tiếp họ Tập. Cũng không thể bôi mặt ông Tập bằng việc cho bộ ngoại giao phụ trách. Trong trường hợp này chỉ có thủ tướng tiếp đón là đúng qui cách.
Ở VN, sau khi bà Doan tiếp đón, họ Tập được ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Hùng… đón tiếp. Tức là đầy đủ bộ sậu chóp bu lãnh đạo của VN. Điều này nói lên tầm quan trọng của ông Tập Cận Bình ở VN. Trong khi ở Thái, ông Tập không được « cả nhà » tiếp đón như vậy.

Đưa hai bức hình bà Doan tiếp ông Tập với thủ tướng Thái đón ông Tập, sau đó ngầm so sánh cao thấp, quan trọng hay ít quan trọng giữa hai tấm hình, tôi thấy không có ý nghĩa. 

Điều này cho thấy trước hết tác giả không biết (hay ít biết) về thể chế chính trị của Thái, sau đó cho thấy sự bào chữa vụng về của tác giả về sự sai sót không thể không khiển trách của bộ ngoại giao VN (trong « sự cố » cờ sáu sao).

2/ Việc đón ông Tập với lá cờ không đúng qui cách có thể là một « sự cố » ngoại giao quan trọng. 

Mọi người nghĩ sao nếu Hoa Kỳ hay nước nào đó, tiếp đón lãnh đạo VN bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ ? 

Trong nghi lễ ngoại giao giữa các nước, đôi lúc có những trục trặc kỹ thuật như việc treo cờ ngược, hát không đúng quốc ca… Nguyên nhân do việc người phụ trách không rành việc. Điều này xảy ra mọi người chỉ cười huề, vì « sự cố » đến từ việc sơ ý, không có ý đồ chính trị.

Nhưng việc sử dụng cờ 6 sao cho buổi tiếp đón họ Tập ở VN vừa qua cho thấy không phải là một « sự cố » kỷ thuật, đến từ sự sơ ý, như treo cờ ngược. Đây là một hành vi có chủ ý. Lá cờ 6 sao không thể tự nhiên mà có, nếu không có người in ấn nó ra, phân phối cho mọi người sử dụng nó, như đã thấy trong buổi tiếp đón họ Tập. Trong quá trình « vẩy cờ », có rất nhiều chặn để những người có trách nhiệm phát hiện các sai sót kỷ thuật, sửa đổi lại hình thức lá cờ. 

Việc sử dụng lá cờ 6 sao do đó không phải là rủi ro kỷ thuật. Việc tiếp đón ông Tập xảy ra rất suông sẻ, khách vui vẻ (cho mượn 300 triệu đô la) mà chủ nhà cũng hả hê (vì được mượn tiền), do đó không có sự « trục trặc » ngoại giao nào. Nhưng sự hiện diện của lá cờ 6 sao là một toan tính chính trị. 

3/ Ý nghĩa chính trị của lá cờ 6 sao. Cờ 5 sao của TQ có ý nghĩa rõ rệt : ngôi sao lớn trong góc là tượng trung cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại biểu tượng cho 4 dân tộc : Mãn, Tạng, Hồi, Mông (là các dân tộc lớn đã bị tộc Hán đồng hóa và chiếm lấn đất đai).
Tác giả bài này nghĩ sao, nếu việc xảy ra ngược lại, dân TQ tiếp đón nguyên thủ VN bằng lá cờ 6 sao y như vậy ?

Chắc nhắn đây là một « sự cố » ngoại giao ghê gớm, có thể đưa đến việc gián đoạn giao hảo hai bên. Làm như vậy rõ ràng TQ đã hạ nhục VN, đưa VN xuống thành một dân tộc ngang hàng với các dân tộc Mãn, Tạng, Hồi, Mông. Tức đưa VN vào hàng thuộc quốc của TQ.
Nhưng việc sử dụng cờ 6 sao đã xảy ra ở VN. Ông Tập Cận Bình ra chiều vui vẻ về việc này. Báo chí, dư luận TQ cũng hỉ hả về việc này. Mọi người đều hiểu ý nghĩa chính trị của nó. Chỉ có tác giả bài viết liên hệ trên blog của anh Nhất là không biết. 

Ai đã chủ mưu in ấn và đưa lá cờ này đi tiếp đón ông Tập Cận Bình ?

4/ Ai có tinh thần nhược tiểu ?
Tôi nghĩ những người VN cầm viết phản đối việc này, có thể họ bài Hoa, nhưng chắc chắn họ không có mặc cảm nhược tiểu như tác giả đã nói.
Tác giả nhận định rằng VN là một mắc xích quan trọng trong khu vực, « nếu không làm vừa lòng VN, con đường vươn ra biển lớn của TQ sẽ khốn đốn ».
Tác giả trách mọi người sao không chịu nghĩ ngôi sao lớn trong lá cờ 6 sao đó là VN !
Tác giả nên biết là « trọng lượng » về kinh tế của VN không hơn khu vực kinh tế  Thẩm Quyến của TQ. Tức không bằng một tỉnh của TQ.
Và con đường ra « biển lớn » của TQ không hề do VN làm cho « khốn đốn ». TQ có « khốn đốn » hay không là do phản ứng các nước chung quanh cũng như HK, Nhật… chứ không hề do VN. Nhưng sử dụng chữ « khốn đốn » ở đây có vấn đề. Khốn đốn tức là chật vật trong khó khăn, khó giải quyến vấn đề nào đó. TQ chưa thấy có điều gì « khốn đốn ».
Dám nói VN là « ngôi sao lớn » là cách nói con ếch to bằng con bò. Thật chưa hề thấy lối lý luận nào phi logic đến như vậy.
Nhưng không phải vì « là con ếch » mà VN lại hèn mọn, hạ mình như một thuộc quốc của TQ ! Vấn đề của VN, muốn tự vệ trước sự bành trướng hung hãn của TQ, phải khéo léo sử dụng các thế lực đối kháng  với TQ, cũng như biết nương theo « chiến lược biển xanh » của TQ, để tự bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc.
5/ Góp ý với anh Nhất như vậy. Có thể anh có cách « nhìn khác ». Bài Hoa hay « phò » Hoa thái quá đều là các thái độ không phù hợp. Bài viết trên blog anh Nhất  lộ liễu thái độ « phò » Hoa một cách lố bịch. Đáng trách là tác giả còn lên mặt « dạy dỗ » những người phản đối là «  tâm thế nhược tiểu khốn nạn ».  Thực ra tác giả viết bài đó mới có tâm lý « nhược tiểu khốn nạn » chứ không phải là những người phản đối.

Vài hàng góp ý với anh Nhất.

http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=837

Bất động sản châu Á bắt đầu làn sóng ‘xì hơi’?


Cập nhật lúc :2:05 PM, 25/12/2011
 
(ĐVO) Thị trường bất động sản châu Á từ Bắc Kinh, Hong Kong đến Singapore, Sydney đều chứng kiến tình trạng lao dốc trầm trọng.

Mất giá trên toàn khu vực

Theo tờ Wall Street Journal, giá nhà đất đang trên đà suy giảm ở nhiều nơi tại châu Á, kết thúc chuỗi thời gian gần ba năm liên tục địa ốc tăng giá ở khu vực này.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Yueh Nan – 2029

Chủ tịch Quân ủy TW Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Sáng mai thức dậy lếch thếch ra đầu ngõ. Rừng cờ đỏ sao vàng, nửa quen nửa lạ [2].
Sáng mai thức dậy làm người xa lạ. Lưỡi cứng tiếng đầu đời, tiếng mẹ ru một thời.
Sáng mai thức dậy kết thúc đại hội Đảng vùng tự trị. Wen Zhong Zhi được bổ nhiệm Toàn quyền Yueh Nan.
Sáng mai thức dậy vực người với hồi tưởng năm xưa. Việt Nam, 2011.
VietSoul:21
T/g gửi tới  TTHN
-
Sáng mai thức dậy mơ thấy hòa bình [1]. Vẫn còn nhớ mang máng câu này không biết ở đâu.
Sáng mai thức dậy đứa cháu nói gì không hiểu. Khi hỏi nó chỉ tròn xue mắt, lắc đầu nguầy nguậy.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ VN


Người dân Bắc Hàn than khóc cho ông Kim Jong-il

Tin lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il qua đời thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân và chính giới Việt Nam.