Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Hồng Kông: 1.000 người biểu tình đòi công lý cho nhà ly khai Lý Vượng Dương

Hàng ngàn người Hồng Kông biểu tình ngày 10/06/2012 đòi chính quyền Trung Quốc mở điều tra về cái chết của nhà ly khai Lý Vượng Dương.
Hàng ngàn người Hồng Kông biểu tình ngày 10/06/2012 đòi chính quyền Trung Quốc mở điều tra về cái chết của nhà ly khai Lý Vượng Dương.
REUTERS/Tyrone Siu
Thanh Hà
Hôm nay 10/06/2012 có khoảng 1.000 người tuần hành trên đường phố Hong Kong Hồng Kông bày tỏ bất mãn sau cái chết trong tù của nhà ly khai Li Wangyang Lý Vượng Dương
 
Ông này đã bị bắt giam từ hơn 22 năm qua sau biến cố 
Tian An Men Thiên An Môn. Tuần hành từ trung tâm Hồng Kông đến trụ sở của chính quyền Trung Quốc, đoàn người biểu tình hô to những khẩu hiệu đòi công lý cho ông Dương.

Nhà bất đồng chính kiến Li Wangyang bị kết án 13 năm tù vì tội phản cách mạng trong phong trào dân chủ Mùa xuân Bắc Kinh. Sau 11 năm thi hành án ông được trả tự do nhưng vào năm 2001 ông bị kết án thêm 10 năm với tội danh « kích động làm khuynh đảo chế độ ».
Trên mạng, hàng ngàn người trên thế giới đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Trung Quốc làm sáng tỏ về cái chết của ông Li Wangyang.


Tin liên quan:

Một nhà đối lập Trung Quốc chết trong hoàn cảnh đáng ngờ
Biểu tình tại Hông Kông, 07/06/2012, trước Phòng Liên lạc Trung Quốc. Những người biểu tình mang ảnh nhà đối lập Lý Vượng Dương.
Biểu tình tại Hông Kông, 07/06/2012, trước Phòng Liên lạc Trung Quốc. Những người biểu tình mang ảnh nhà đối lập Lý Vượng Dương.
REUTERS/Bobby Yip


Theo hãng tin AFP, ông Li Wangyang Lý Vượng Dương , bị giam từ 22 năm qua, do đã tham gia phong trào biểu tình đòi dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, được gia đình phát hiện đã chết hôm qua 06/06/2012, trong một bệnh viện ở tỉnh Hu Nan Hồ Nam
Công an khẳng định đây là một vụ tự sát và đã bắt giữ hai người thân của nhà đối lập này.
Theo lời một nhà hoạt động và cũng là bạn của ông Li Wangyang nói với AFP hôm nay, công an khẳng định là nhà đối lập này đã tự sát, nhưng lại đưa thi hài của ông đi mà không có sự cho phép của gia đình. Không những thế, công an còn bắt giữ người chị và người anh rễ của ông Li Wangyang
Một nhà hoạt động khác ở địa phương thì kể lại là, sau khi ông 

Li Wangyang được phát hiện đã chết, hơn 40 công an đã ập vào bệnh viện, đưa thi hài của ông đi, khiến bệnh viện cũng như gia đình không thể biết được nguyên nhân thật sự của cái chết này. Nhà hoạt động này cho biết bà đã bị công an áp tải khỏi bệnh viện và ra lệnh phải ở lại nhà.

Ông Li Wangyang đã bị kết án 13 năm tù vì bị xem là phạm « tội ác phản cách mạng », do ông đã tổ chức công nhân ở thành phố Thiệu Dương, Hồ Nam, thành một công đoàn độc lập trong thời gian diễn ra phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1989.
Sau 11 năm thọ án tù,  Li Wangyang  được thả ra, nhưng sau đó ông đã lãnh án thêm 10 năm tù vào năm 2001, do bị coi là đã « kích động lật đổ chính quyền », sau khi ông kiện chính quyền về việc bị ngược đãi trong tù, khiến ông gần như bị mù, điếc và nhiều vấn đề khác về sức khoẻ.
Chiều nay, hơn 3000 người trên khắp thế giới đã ký một kiến nghị trên mạng, yêu cầu chính quyền Trung Quốc mở điều tra về cái chết của nhà bất đồng chính kiến  Li Wangyang .
Trong những tháng gần đây, nhiều nhà đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc đã bị kết án tù nặng nề với tội danh « kích động lật đổ chính quyền », một tội danh thường được áp dụng để cầm tù các nhà đối lập ở nước này. Các nhà quan sát độc lập ghi nhận là chính quyền Bắc Kinh đang siết chặt gọng kềm lên các nhà đối lập và tăng cường kiểm soát báo chí, vào lúc mà nước này đang chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo.




Bản đối chiếu PINYIN-HÁN VIỆT


Lời Đề Nghị

Chính sách xâm lăng của Trung cộng không còn là một đe dọa mà đang gặm nhấm đất nước chúng ta trên nhiều bình diện, đó là lý do chúng ta cần theo dõi những thông tin về Trung Quốc và sinh hoạt chính trị của họ liên hệ tới Việt Nam để lưu trữ trong trang mạng này. Rất mong được quý bạn tiếp tay gửi về cho chúng tôi khi đọc được các tài liệu liên hệ .

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang vận động đồng bào từ bỏ một thói quen vừa phản ánh tình trạng lệ thuộc Tàu, vừa giới hạn việc theo dõi các tài liệu báo chí thế giới viết về Trung Quốc, đó là thói quen phiên dịch tên Người và Địa Danh của Tàu theo âm Việt Nam thay vì dùng theo cách phát âm của họ.

 Để vận động cho thói quen mới này, mệnh danh là “Lời Kêu Gọi 17 Tháng 2”, cần có nỗ lực rộng rãi và kiên trì. Nếu quý vị và các bạn sẵn lòng cùng chung sức với chúng tôi, xin vui lòng tiếp tay phổ biến các tài liệu này và liên lạc với chúng tôi về địa chỉ email: 
hoangcodinh@jps.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét