CHÍNH PHỦ NÓI GÌ CŨNG KHÔNG TIN
Tác giả: Phương Hiểu (PV Epochtimes)
Người dịch: Quốc Thanh
20-01-2011
Mâu thuẫn xã hội do cưỡng chế phá dỡ gây ra đã trực tiếp dẫn đến sụt giảm độ tín nhiệm của chính phủ cộng sản Trung Quốc
Hiện nay, độ tín nhiệm của chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc đại lục đã phải chịu sự thách thức chưa từng thấy. Những lời lẽ hoài nghi chính phủ, không còn tin vào chính phủ, hoài nghi tất cả nghiêng về phía dân chúng đã trở thành ý thức tập thể của toàn bộ mọi nhóm người.
Mới đây, báo chí phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã thừa nhận trong một bài viết rằng, hoài nghi tất cả đã thành lối sống của người dân đại lục. Điểm nóng trên các trang mạng như vụ Tiền Vân Hội… đang trở thành một chiếc gương phản chiếu độ tín nhiệm vào chính phủ và báo chí truyền thông, “chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi, điều này đã trở thành thói quen của số đông người”.
Vị luật sư Quảng Châu Đường Kinh Lăng khi được phóng viên Epochtimes phỏng vấn đã bày tỏ: Sự mất tín nhiệm của dân chúng đại lục đối với Đảng cộng sản Trung Quốc không phải bây giờ mới bắt đầu, mà thực tế là đã tồn tại sự mất tín nhiệm sâu sắc đối với Đảng từ mấy năm trước. Chỉ có điều không gian bày tỏ của mọi người ngày hôm nay lớn hơn, nhất là nguồn tin từ cư dân mạng khá nhiều, họ đã dám bày tỏ cả sự mất tín nhiệm đối với Đảng.
Chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi
Tin từ xinhuanet.com cho biết, ngày nay, tâm trạng “không tin” đã thẩm thấu vào đời sống của đại đa số dân đại lục: Ăn uống không tin vào độ an toàn về thực phẩm, đi lại không tin vào năng lực và thành ý của ngành đường sắt khi giải quyết nạn khó mua vé, vào bệnh viện không tin là bác sĩ sẽ không kê đơn cho mình nhiều thuốc, kiện tụng không tin là tư pháp sẽ bảo đảm sự công bằng… Hoài nghi tất cả đã trở thành ý thức tập thể của toàn bộ mọi nhóm người.
Người ta từng tràn đầy lòng tin vào tất cả, nhưng hiện giờ thì cái gì cũng không tin, không tin sự đưa tin của truyền thông, không tin người xung quanh, nhất là “chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi, điều này đã trở thành thói quen của số đông người”.
Như vụ anh nông dân Tiền Vân Hội người Nhạc Thanh, Chiết Giang bị xe trọng tải lớn đâm chết, công an Nhạc Thanh cho đăng tin để làm rõ vụ việc ngay từ giờ đầu lên các trang tiểu blog, nhưng phần lớn trong số hàng vạn bài chuyển tiếp đều công kích là cảnh sát nói dối, người ta không tin đằng sau cái chết của Tiền Vân Hội lại không có đòn trả đũa. Giáo sư Hoàng Nghiệp Sinh ở Viện Công nghệ Massachusetts Mỹ nói, bất kể là sự thực về cái chết của Tiền Vân Hội ra sao, khi suy ngẫm về thiên hướng của dư luận, chẳng phải là đã phơi bày một mối nguy cơ đó sao?
Luật sư: Dân chúng mất lòng tin sâu sắc với chính phủ có nguyên do từ lâu, ngày nay lại càng dám bộc lộ hơn
Mới đây, vị luật sư Quảng Châu Đường Kinh Lăng đã bày tỏ quan điểm của mình với phóng viên Epochtimes về vấn đề người dân đại lục mất tín nhiệm đối với chính phủ cộng sản Trung Quốc, ông nói: Ngày nay, chuyện người dân không tin chính phủ đã là một hiện tượng phổ biến, tin của xinhuanet.com chỉ mới nêu ra một vấn đề, nhưng lại chưa đề xuất phương án giải quyết. Sự mất tín nhiệm của dân chúng đối với chính phủ cộng sản Trung Quốc không phải đến nay mới có, mà mối xung đột quan-dân đã tồn tại từ lâu, khoảng từ khi sự cố đám đông nổ ra năm 2004 đã bắt đầu không tin chính phủ rồi, trong dân gian người ta gọi “lão bách tính”[i] là “lão bất tín”[ii] . Kể từ khi ấy, nếu trên đường có xảy ra chuyện gì, những người vốn không có liên quan tới vụ việc cũng sẽ thổ lộ cùng nhau, kiểu tâm trạng này đã được bộc lộ từ đó.
“Người dân luôn tỏ sự mất tín nhiệm vào chính phủ rất sâu sắc, tới hôm nay, sự mất tín nhiệm ấy đã có được không gian bày tỏ, dân chúng đã dám và đã muốn nói ra sự mất tín nhiệm ấy, nét khác biệt thực sự chính là ở chỗ này. Trước đây cũng không phải là tin, mà là sợ, không “tin” không được, chẳng hạn như ở thời đại Mao Trạch Đông, dân chúng mà dám nói là không tin chính phủ thì sẽ bị giết chết rồi, vì thế mà người ta đã giả vờ, còn bây giờ thì không cần phải giả vờ nữa, bây giờ tin tức thông thoáng, đã có thể so sánh được rồi”.
Luật sư Đường nói, nguồn tin từ cư dân mạng tương đối nhiều. Hơn nữa, với hoàn cảnh cụ thể của từng người ở đại lục, không ai nói (chính phủ) tốt cả, bất kể đó là quan chức chính phủ hay nhân viên thuộc tầng cấp nào. Ví dụ khi nói đến sự loại trừ nhau trong nội bộ quan chức, không thể nói quan chức là tốt; chủ doanh nghiệp khi nghĩ đến chuyện chính phủ chèn ép mình cũng sẽ cho là chính phủ rất không tốt; cảm nhận của dân chúng khi bàn về giá cả, về chế độ giáo dục không công bằng, về công nhân bị chủ bóc lột, họ cũng đều sẽ nói chính phủ không tốt.
“Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn dân chúng đến chỗ tuyệt vọng”
Luật sư Đường còn nêu rằng, dân chúng đại lục do bị truyền thông tẩy não, rất nhiều người còn thiếu khả năng nhận biết, nên đã nói theo những gì truyền thông tuyên truyền. Nhưng với những tình cảnh có liên quan tới mình, thì họ đều không nói là chính phủ tốt. Ông còn bộc lộ, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã chặn blog và không gian QQ, mạng… của ông, tất cả đều vì không để cho dân chúng xem được những quan điểm này. Bởi chính Đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa dân chúng đến chỗ tuyệt vọng, cùng Đảng đi theo con đường đen tối tới cùng.
“Khi do sự lộn xộn về chính trị mà đã dẫn tới sự mất tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng, cần phải thiết lập sự tín nhiệm trong dân chúng – bằng việc thiết lập sự tín nhiệm với tinh thần hợp tác, tương hỗ và thân thiện, như thế họ có thể thiết lập nên một xã hội thực sự tự do. Như cần giữ sự quan tâm đáng có đối với các vụ án về nhân quyền, Pháp luân công bị bức hại, chứ đừng để mình rơi vào tuyệt vọng. Đứng lên chống lại sự trấn áp của chính phủ, vậy là chúng ta sẽ thiết lập được một chế độ chính trị thân thiện, chứ đừng có thương hại lẫn nhau, thậm chí còn dẫn đến hủy diệt lẫn nhau trong cái chế độ mất tín nhiệm này”.
Ông còn tích cực thúc đẩy “phong trào bất hợp tác”, “nếu tạo lập lòng yêu thương, sự tín nhiệm và sự hợp tác giữa dân chúng trong quá trình dần dần thoát ra khỏi sự tà ác thì sẽ đặt được nền móng cho sự tự do của đất nước”.
Cả mấy người dân được phóng viên Epochtimes phỏng vấn đều có chung một sự bày tỏ “chính phủ nói gì cũng không tin”, lời ông Lâm và ông Quý Châu Hùng người Quảng Đông là mang tính đại diện nhất: Xã hội đại lục là thế đấy, không cứu được nữa rồi. Mình cố sức kiếm tiền để làm dân nhập cư tới các nước dân chủ, để rời xa xứ sở đại lục Trung Quốc đầy tội ác này.
420 triệu cư dân mạng là đạo quân lớn xúm nhau xem
Bài viết trên báo chí phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc còn nói, ngày nay, hoài nghi và cảnh giác đã trở thành lối sống của người đại lục, bởi những chuyện không tin nổi luôn luôn xảy ra. Ở, có những tòa nhà chực đổ tòa nhà chực nứt vỡ toà nhà chực nghiêng tòa nhà siêu mỏng; ăn uống, phải cẩn thận trước thuốc lá giả, rượu giả, trứng gà giả, sữa giả, dầu ăn dưới cống, mỡ nhân tạo, gạo làm đẹp mã, giá đỗ có thuốc làm cho mập, quẩy được rán bằng bột giặt; ra đường, phải đề phòng bẫy lừa mua bán đểu; vào bệnh viện, lo thuốc giả, bị chữa trị quá mức (tờ “Thái dương báo” của Hongkong gần đây cho biết, người Trung Quốc chỉ trong riêng năm ngoái đã truyền 10,4 tỷ chai dịch, tương đương với bình quân 8 chai/người). Ngoài ra, còn phải đối mặt với vé giả, chứng chỉ giả, thuốc Đông y giả, gian lận ngân hàng, cao hổ giả, tin giả…
“Trang baidu.com đã bước vào thời toàn dân xúm nhau xem” mà phóng viên báo “Quốc tế tiên khu đạo báo”[iii]Đặng Á Quân nêu ra nghe nói là câu nói tổng kết được chú ý tới nhất trong “Báo cáo phân tích dư luận công chúng của trang baidu.com năm 2010”. Điều này có nghĩa là đằng sau sự chia sẻ tin tức, đứng sừng sững một đạo đại quân với 420 triệu cư dân mạng Trung Quốc, họ đã giao tranh quan điểm, công bố mọi ý kiến trên sân ảo.
[i] Nguyên văn: 老百姓, nghĩa là bà con dân chúng -ND.
[ii] Nguyên văn: “老不信”, nghĩa là “luôn luôn không tin”-ND.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét