TS. Lê văn Út ( Phần Lan)
Vừa qua, có một hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.
Trong hội thảo này, có hai báo cáo đáng lưu ý:
- [Tô-Nhậm] GS. Tô Hạo (Su Hao) và TS. Nhậm Viễn Giả (Ren Yuan-zhe), Đại học Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc: “San bằng khác biệt nhận thức trong lịch sử và luật pháp: Mở đường cho hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông“
- [Tønnesson] GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa Oslo (PRIO) và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala: “Luật Quốc tế ở Biển Đông: Liệu có định hướng hoặc giúp giải quyết tranh chấp?“
GS. Stein Tønnesson, trong [Tønnesson], lại cho biết: “Ý tưởng bành trướng mà Trung Quốc dùng để đòi yêu sách đối với tất cả vùng biển thuộc hình chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò – chú giải của tôi) không nên bị xem là sai. Vấn đề gây tranh cãi được tiếp diễn bởi Trung Quốc trong việc mở rộng yêu sách đối với vùng đặc quyền trên biển của họ không nhất thiết phải bị hiểu như là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thực hiện một yêu sách điên rồ hay vô căn cứ. Vấn đề này có thể được hiểu rằng đường lưỡi bò có nghĩa Trung Quốc chỉ yêu sách đối với các đảo trong đó, và rằng các vùng đặc quyền trên biển có thể được hình thành từ các đường cơ sở quanh các đảo đó.”
Với những tuyên bố của Tô Hạo và Nhậm Viễn Giả tại một hội thảo ở Việt Nam như vậy thì thật là lố bịch. Bằng chứng của Trung Quốc, theo ngài Tô Hạo, đang có là những gì? Nếu có bằng chứng chắc chắn thì cới gì Trung Quốc lại thực hiện những hành động phi nhân tính trên vùng biển thuộc đặc quyền của Việt Nam trong thời gian qua?
Còn ông Stein Tønnesson! Tôi cũng không hiểu sao ông lại “nói thay” cho Trung Quốc như vậy. Trung Quốc bịa ra đường lưỡi bò và dùng nó với ý đồ thôn tín Biển Đông và tất cả các đảo trong đó. Tại sao ông Tønnesson cho rằng yêu sách của Trung Quốc là “có lí”. Hay là ông này chưa biết hết hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây?
Hy vọng những người Việt Nam có quan tâm về Biển Đông nên có những phản biện xác đáng đối với giọng điệu kỳ lạ của các vị học giả này.
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
url 2: https://levanut.wordpress.com
http://levanut.wordpress.com/2011/11/18/phat-bi%E1%BB%83u-l%E1%BA%A1-d%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-hai-h%E1%BB%8Dc-gi%E1%BA%A3-v%E1%BB%81-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét